Hình ảnh một thiên thạch
Đào vàng từ... thiên thạch
Chủ nhật, 29/04/2012, 09:46 AM (GMT+7)
Sự kiện: Chuyện lạ Thế giới
Ở những thiên thạch không xa trái đất có thể thăm dò và khai thác vàng.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Một đám đông thợ mỏ robot sẽ được đưa lên không gian để thăm dò và khai thác platinum, vàng, sắt, nickel, sulfur... ở những thiên thạch không xa trái đất.
Viễn cảnh đó vừa được hé lộ bởi một công ty Mỹ, được đạo diễn lừng danh David Cameron và các nhà quản lý hàng đầu của tập đoàn Google, Microsoft ủng hộ. Đồng sáng lập Công ty Planetary Resources Peter Diamandis ngày 24.4 khẳng định ông muốn “biến các nguồn tài nguyên không gian thành thứ sẵn có cho nhân loại”, và bổ sung hàng ngàn tỉ USD vào tài sản toàn cầu. Ngoài khoáng sản, các robot cũng có thể khai thác nguồn nước trên thiên thạch, vốn được cho là giữ vai trò chủ chốt trong việc chế tạo nhiên liệu phản lực phục vụ việc thám hiểm sâu hơn vào không gian.
Bước đầu tiên sẽ là đưa một kính viễn vọng vào không gian trong vòng 18-24 tháng tới nhằm xác định những thiên thạch có thể khai thác khoáng sản. Thừa nhận dự án này là hết sức khó khăn, ông Diamandis đã cố gắng tập hợp một đội ngũ các nhà đầu tư có tên tuổi: những người sáng lập Google - Larry Page và Eric Schmidt, nhà làm phim Titanic Cameron, cựu Giám đốc Microsoft - Charles Simonyi, con trai của cựu ứng viên tổng thống Mỹ Ross Perot.
Đây không phải là lần đầu tiên con người mơ đến việc khai thác tài nguyên bên ngoài trái đất. Chuyên gia tên lửa đẩy Liên Xô Konstantin Tsiolkovsky, người đã xem xét ý tưởng trên trong một cuốn sách về thám hiểm không gian, hoặc các nhà sản xuất bộ phim Mặt trăng hồi năm 2009 đã tưởng tượng một tương lai như thế. Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) thậm chí đã nghiên cứu về tính khả thi của việc "bắt giữ" một thiên thạch nhỏ, dù có những lo ngại rằng công nghệ như thế có thể bị “vũ khí hóa”. Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu không gian Keck ở bang California (Mỹ) đánh giá việc kéo một thiên thạch lớn hơn đến quỹ đạo mặt trăng để thu hoạch là khả thi, nhưng đòi hỏi chi phí đến 2,7 tỉ USD. Cựu phi hành gia của NASA Tom Jones, cố vấn của Planetary Resources, thì cho biết công ty đang cố gắng chế tạo “một phi thuyền ít tốn kém có khả năng bay liên tục đến các thiên thạch gần trái đất”.
Một thiên thạch giàu platinum rộng 500 mét có trữ lượng tương đương với toàn bộ platinum được khai thác trong lịch sử trái đất. Hơn 1.500 trong gần 9.000 thiên thạch gần trái đất thuộc dạng có thể đến được như mặt trăng, xét về lượng năng lượng cần để thực hiện cuộc du hành. “Sứ mệnh của chúng tôi không chỉ là mở rộng cơ sở tài nguyên của thế giới, mà còn tăng cường sự tiếp cận, hiểu biết của con người với hệ mặt trời và trái đất, bằng việc tạo ra các hệ thống đắc dụng và rẻ tiền”, hãng AFP dẫn lời kỹ sư trưởng của Planet Resources Chris Lewicki nói.
Tuy nhiên, chuyên gia Jeff Kargel thuộc Đại học Arizona (Mỹ) cảnh báo rằng dự án trên dù thú vị nhưng “quá đỗi khó khăn”. Theo ông, bước đầu tiên - phóng kính viễn vọng không gian - là có thể thực hiện dễ dàng, nhưng khai thác và mang khoáng sản về trái đất sẽ là một thách thức không nhỏ. Song, nếu làm được sẽ mang lại lợi ích lâu dài và có thể thay đổi hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu.
Viễn cảnh đó vừa được hé lộ bởi một công ty Mỹ, được đạo diễn lừng danh David Cameron và các nhà quản lý hàng đầu của tập đoàn Google, Microsoft ủng hộ. Đồng sáng lập Công ty Planetary Resources Peter Diamandis ngày 24.4 khẳng định ông muốn “biến các nguồn tài nguyên không gian thành thứ sẵn có cho nhân loại”, và bổ sung hàng ngàn tỉ USD vào tài sản toàn cầu. Ngoài khoáng sản, các robot cũng có thể khai thác nguồn nước trên thiên thạch, vốn được cho là giữ vai trò chủ chốt trong việc chế tạo nhiên liệu phản lực phục vụ việc thám hiểm sâu hơn vào không gian.
Bước đầu tiên sẽ là đưa một kính viễn vọng vào không gian trong vòng 18-24 tháng tới nhằm xác định những thiên thạch có thể khai thác khoáng sản. Thừa nhận dự án này là hết sức khó khăn, ông Diamandis đã cố gắng tập hợp một đội ngũ các nhà đầu tư có tên tuổi: những người sáng lập Google - Larry Page và Eric Schmidt, nhà làm phim Titanic Cameron, cựu Giám đốc Microsoft - Charles Simonyi, con trai của cựu ứng viên tổng thống Mỹ Ross Perot.
Đây không phải là lần đầu tiên con người mơ đến việc khai thác tài nguyên bên ngoài trái đất. Chuyên gia tên lửa đẩy Liên Xô Konstantin Tsiolkovsky, người đã xem xét ý tưởng trên trong một cuốn sách về thám hiểm không gian, hoặc các nhà sản xuất bộ phim Mặt trăng hồi năm 2009 đã tưởng tượng một tương lai như thế. Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) thậm chí đã nghiên cứu về tính khả thi của việc "bắt giữ" một thiên thạch nhỏ, dù có những lo ngại rằng công nghệ như thế có thể bị “vũ khí hóa”. Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu không gian Keck ở bang California (Mỹ) đánh giá việc kéo một thiên thạch lớn hơn đến quỹ đạo mặt trăng để thu hoạch là khả thi, nhưng đòi hỏi chi phí đến 2,7 tỉ USD. Cựu phi hành gia của NASA Tom Jones, cố vấn của Planetary Resources, thì cho biết công ty đang cố gắng chế tạo “một phi thuyền ít tốn kém có khả năng bay liên tục đến các thiên thạch gần trái đất”.
Một thiên thạch giàu platinum rộng 500 mét có trữ lượng tương đương với toàn bộ platinum được khai thác trong lịch sử trái đất. Hơn 1.500 trong gần 9.000 thiên thạch gần trái đất thuộc dạng có thể đến được như mặt trăng, xét về lượng năng lượng cần để thực hiện cuộc du hành. “Sứ mệnh của chúng tôi không chỉ là mở rộng cơ sở tài nguyên của thế giới, mà còn tăng cường sự tiếp cận, hiểu biết của con người với hệ mặt trời và trái đất, bằng việc tạo ra các hệ thống đắc dụng và rẻ tiền”, hãng AFP dẫn lời kỹ sư trưởng của Planet Resources Chris Lewicki nói.
Tuy nhiên, chuyên gia Jeff Kargel thuộc Đại học Arizona (Mỹ) cảnh báo rằng dự án trên dù thú vị nhưng “quá đỗi khó khăn”. Theo ông, bước đầu tiên - phóng kính viễn vọng không gian - là có thể thực hiện dễ dàng, nhưng khai thác và mang khoáng sản về trái đất sẽ là một thách thức không nhỏ. Song, nếu làm được sẽ mang lại lợi ích lâu dài và có thể thay đổi hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét