Kỷ lục gia Nguyễn Hữu Tùng đang cắt tóc cho người mẫu dưới nước
Người đầu tiên biểu diễn cắt tóc dưới nước
Thứ Ba, 05/06/2012, 02:15 PM (GMT+7)
Sự kiện: Kỉ lục Việt Nam
Cắt tóc “trên bờ” là chuyện đương nhiên ai cũng biết, song nghe nói đến việc “cắt tóc dưới nước” hẳn nhiều người khó tin, nhưng điều ấy đã được thực hiện bởi kỷ lục gia Nguyễn Hữu Tùng vào một ngày nắng ráo…
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Rất đông người bu quanh hồ bơi Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM để theo dõi màn biểu diễn cắt tóc dưới nước độc đáo của anh Nguyễn Hữu Tùng, 35 tuổi, được thực hiện dưới độ sâu… 2 thước nước của hồ bơi trên. Anh xuất hiện trong bộ đồ lặn với một cây kéo trên tay trước mắt mọi người hiện diện và trước ống kính của Đài Truyền hình Việt Nam, lên tiếng giới thiệu những cô gái tự nguyện xỏa tóc dưới hồ: "Thưa tất cả bà con và các anh chị, đây là những người mẫu sẽ lặn xuống nước để ngồi vào chiếc ghế chuyên dụng dưới đáy hồ và xin bà con yên tâm là họ đã trải qua các khóa học lặn nên xuống sâu dưới nước không sợ gì".
Dứt lời, anh nhảy xuống hồ trước, một cô nhảy theo sau. Qua làn nước trong vắt, mọi người đứng quanh bờ hồ nhìn xuống thấy anh Tùng và cô người mẫu uốn người nhẹ nhàng để bơi lại gần chiếc ghế sắt đặt sẵn dưới hồ. Cô người mẫu mặc đồ bơi với một chiếc mặt nạ lặn úp trên mặt ở phần trước, còn bên trên mái tóc cô bềnh bồng trong nước. Tùng với tay đỡ nhẹ mái tóc và dùng kéo cắt tóc theo kiểu thỏa thuận trước, chỉ trong khoảng 5 phút, mái tóc đã được cắt xong, người mẫu trồi khỏi mặt nước, xỏa tóc hong nắng, vui vẻ sau khi đóng vai "nàng tiên cá” trong pha biểu diễn hiếm thấy này. Lúc ấy là 9 giờ 50 phút.
Người trên bờ xem màn trình diễn xong, định hỏi anh Tùng vài câu nhưng chờ mãi anh vẫn chưa lên, vì anh còn đang chỉnh lại vị trí chiếc ghế chuyên dụng cho ổn định để chờ người mẫu thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ …5 nữa. Nghĩa là màn trình diễn tiếp tục cho đến hết 5 người mẫu mới thôi. Theo đồng hồ ghi giờ và ghi nhận của ban tổ chức thì: "lần lượt có đến 5 người mẫu lặn xuống nước và trồi lên sau khi được Tùng cắt tóc. Người được cắt nhanh nhất tốn 4 phút 40 giây. Người cắt chậm nhất trong 6 phút 53 giây. Gộp chung thời gian để 5 người mẫu được cắt tóc dưới nước là 29 phút 2 giây, trong thời gian đó tính luôn khoảng họ bơi từ thành hồ đến chiếc ghế ngồi dưới đáy hồ. Riêng kỷ lục gia Nguyễn Hữu Tùng đã ngâm mình dưới đáy hồ sau 2 thước nước để cắt tóc. Màn trình diễn dưới nước kết thúc lúc 10 giờ 10 phút ngày 2.6.2008 trước sự chứng kiến của người dân hiếu kỳ và máy quay hình của các phóng viên màn ảnh nhỏ”.
Sau buổi diễn ấy và gần đây chúng tôi đã nhiều lần tiếp xúc, hỏi chuyện kỷ lục gia Nguyễn Hữu Tùng và ghi nhận phát biểu của anh như sau: "Ở nước ta từ xưa đến nay hầu như mọi người cho việc hớt tóc, cắt tóc là chuyện của những người thợ. Những người thợ ấy trước tiên là những người thực hiện công việc nghề nghiệp đơn giản của mình trong khi hớt và cắt tóc. Theo tôi cần thay đổi cái nhìn về "người thợ” đơn giản như thế, vì họ còn có khả năng làm đẹp cho mọi người - từ lứa tuổi teen cho đến các vị trưởng lão, từ những cô thôn nữ, buôn bán ngoài chợ, cho đến những nữ quý tộc và hoa hậu thế giới nữa. Thật vậy, chính tôi đã tiếp cận và tận mắt tham khảo sự cổ động và quảng bá rầm rộ nghệ thuật cắt tóc hiện đại ở nhiều quốc gia trên thế giới".
Nghe anh nói như trên, chúng tôi đặt câu hỏi: "Làm sao anh biết được vị trí của nghệ thuật cắt tóc hiện đại trong đời sống xã hội, trong hoạt động dịch vụ làm đẹp ở nước ngoài?". Anh trả lời rằng anh đã trải qua nhiều khóa học về nghệ thuật tạo mẫu tóc và cắt tóc tại Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore và trở thành cố vấn kỹ thuật của tập đoàn Schwarzkopf Germany ở Đức từ năm 1998 - 2001, làm giám đốc kỹ thuật của tập đoàn L’Oréal Paris của Pháp từ 2001 - 2004, từ 2005 đến nay anh là giảng viên thỉnh giảng của trường Nhân Lực quốc tế và là giám đốc Học viện Tóc Việt. Anh ước ao sau này sẽ mở trường trung cấp đào tạo những chuyên viên làm tóc đẹp như các nước tiên tiến. Cuối cùng, chúng tôi hỏi mục đích của anh khi thực hiện màn biểu diễn cắt tóc dưới nước là để được ghi vào kỷ lục Việt Nam phải không? Anh trả lời: "Đương nhiên là tôi rất muốn được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là người đầu tiên thực hiện cắt tóc dưới nước ở nước ta. Xa hơn nữa trong tương lai, tôi muốn qua Trung tâm để đăng ký với tổ chức Guinness để thực hiện cắt tóc dưới nước và phấn đấu để trở thành người cắt tóc dưới nước nhanh nhất thế giới. Điều ấy không phải tôi muốn "khoe” cái "tôi” của mình trước xã hội vì như người Pháp nói: Le moi est haissable có nghĩa "cái tôi là đáng ghét” mà muốn mọi người nhìn những người hớt tóc, cắt tóc không đơn thuần là "thợ” mà là những người góp tay vào sáng tạo, có kiến thức về thời trang, có kỹ năng giao tiếp tốt và luôn luôn cập nhật những kiến thức mới về việc làm đẹp để ứng dụng tại Việt Nam. Mục đích khác nữa là để khuyến khích học viên hớt và cắt tóc yêu thích nghề nghiệp mà mình đã chọn…".
Anh Nguyễn Hữu Tùng chuẩn bị đồ nghề trước khi thực hiện cắt tóc dưới nước
Thực hiện các thao tác cắt tóc dưới nước
Các người mẫu cùng với mái tóc sau khi được cắt dưới nước xong, tóc sẽ được sấy khô vào tạo kiểu
Nghe anh nói như trên, chúng tôi đặt câu hỏi: "Làm sao anh biết được vị trí của nghệ thuật cắt tóc hiện đại trong đời sống xã hội, trong hoạt động dịch vụ làm đẹp ở nước ngoài?". Anh trả lời rằng anh đã trải qua nhiều khóa học về nghệ thuật tạo mẫu tóc và cắt tóc tại Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore và trở thành cố vấn kỹ thuật của tập đoàn Schwarzkopf Germany ở Đức từ năm 1998 - 2001, làm giám đốc kỹ thuật của tập đoàn L’Oréal Paris của Pháp từ 2001 - 2004, từ 2005 đến nay anh là giảng viên thỉnh giảng của trường Nhân Lực quốc tế và là giám đốc Học viện Tóc Việt. Anh ước ao sau này sẽ mở trường trung cấp đào tạo những chuyên viên làm tóc đẹp như các nước tiên tiến. Cuối cùng, chúng tôi hỏi mục đích của anh khi thực hiện màn biểu diễn cắt tóc dưới nước là để được ghi vào kỷ lục Việt Nam phải không? Anh trả lời: "Đương nhiên là tôi rất muốn được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là người đầu tiên thực hiện cắt tóc dưới nước ở nước ta. Xa hơn nữa trong tương lai, tôi muốn qua Trung tâm để đăng ký với tổ chức Guinness để thực hiện cắt tóc dưới nước và phấn đấu để trở thành người cắt tóc dưới nước nhanh nhất thế giới. Điều ấy không phải tôi muốn "khoe” cái "tôi” của mình trước xã hội vì như người Pháp nói: Le moi est haissable có nghĩa "cái tôi là đáng ghét” mà muốn mọi người nhìn những người hớt tóc, cắt tóc không đơn thuần là "thợ” mà là những người góp tay vào sáng tạo, có kiến thức về thời trang, có kỹ năng giao tiếp tốt và luôn luôn cập nhật những kiến thức mới về việc làm đẹp để ứng dụng tại Việt Nam. Mục đích khác nữa là để khuyến khích học viên hớt và cắt tóc yêu thích nghề nghiệp mà mình đã chọn…".
Kỷ lục gia Nguyễn Hữu Tùng sinh năm 1973 tại Sài Gòn, học cắt tóc song song với trung cấp lặn từ 1992 - 1993, bước vào nghề cắt tóc từ năm 1994 - 1997. Anh là đại diện duy nhất của Việt Nam được Bộ Giáo dục Thái Lan mời tham gia biểu diễn trong show cắt tóc nghệ thuật nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nhà vua Thái Lan tổ chức vào cuối năm 2007 tại thủ đô Bangkok đã được báo chí tại Việt Nam ghi nhận: "Show diễn ấy có 500 chiếc môtô, mỗi chiếc có 3 người, gồm 1 người lái, 1 cô gái và 1 thợ cắt tóc. Cả 500 chiếc nổ máy chạy, 500 thợ cắt tóc cùng biểu diễn cắt tóc trên xe cho 500 cô gái. Thật là cảnh ngoạn mục đã đưa nghệ thuật cắt tóc ở Thái Lan lên ngôi chỉ trong một ngày. Lúc ấy, anh (Nguyễn Hữu Tùng) nói: Tôi nhớ đến quê nhà xa xăm, đến những mái tóc thề và những câu hát thương về tóc Việt mà tôi nghe đâu đó, tôi nhớ có sai lời một chút cũng xin rộng lòng bỏ qua, chỉ cốt để ghi nhớ mái tóc Việt đi vào âm nhạc với các câu: "tìm cho thấy liễu xanh xanh lả lơi – hay đi tìm dòng suối tóc trên vai…” Người mở tiệm hớt tóc đầu tiên ở nước taTheo các nhà nghiên cứu, xưa kia người Việt không hớt tóc theo kiểu như bây giờ, mà đàn ông cũng để tóc dài như phụ nữ, có búi lại thành tó để phía sau ót. Đến khi thực dân Pháp sang, chí sĩ Phan Châu Trinh và những nhà tân học đứng lên khởi xướng phong trào canh tân đất nước, kêu gọi phụ nữ bỏ tục nhuộm răng đen và đàn ông thì hớt tóc cao lên, không để dài thượt như trước nữa. Từ đó xuất hiện nghề hớt tóc với hiệu hớt tóc đầu tiên có thợ Việt Nam tham gia hoạt động và do ông Querelle (người Pháp) làm chủ tiệm. Tiệm mở tại Hà Nội, sau đó có nhiều tiệm khác được mở ra ở miền Trung và Nam bộ. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét