Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Đồng Tháp xuất hiện "rắn có chân"

Đồng Tháp xuất hiện "rắn có chân"
Hình ảnh con "rắn có chân" tại bệnh viện

Đồng Tháp xuất hiện "rắn có chân"

Chủ nhật, 03/06/2012, 09:35 AM (GMT+7)
Người nhà bệnh nhân vô cùng hoảng sợ vì con rắn có chân.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sửVideo chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Một người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã phát hoảng khi phát hiện rắn có chân vào ngày 27/5 vừa qua.
Người đàn ông này đang chăm vợ mới sinh nằm trong phòng khu dịch vụ khoa Sản của bệnh viện. Sau một cơn mưa, anh mở cửa phòng ra thì thấy dưới chân mình có con rắn lạ.
Con rắn này dài khoảng 15cm, to cỡ chiếc đũa, đầu thon nhỏ, màu nâu đen, có vảy như rắn mối. Đặc biệt, con rắn còn có 4 chân. 4 chân rất nhanh nhẹn khi chạy trốn trên cạn và bơi rất nhanh trong nước.
Vì không biết là rắn gì nên anh này đã gọi mấy anh ở phòng kế bên ra xem. Tất cả đều lắc đầu cho hay chưa từng thấy con rắn như vậy, cũng không biết có độc hay không nhưng nhìn rất sợ.

Đồng Tháp xuất hiện "rắn có chân", Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, ran co chan, benh vien, benh nhan, ran, ran la, ran la o viet nam, chuyen la, benh vien da khoa dong thap
Con "rắn có chân" xuất hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. (Ảnh Lê Kết)

Sau khi xem ảnh và clip do người dân gửi đến, PGS.TS Lê Nguyên Ngật, Khoa Sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay, đây không phải là loài rắn mà thực chất là thằn lằn. Để xác định loài cần các yếu tố như vảy ở các bộ phận: đầu, thân, đuôi cùng các yếu tố khác, nhưng có thể xác định con vật này thuộc họ thằn lằn bóng, giống thằn lằn chân ngắn. Đặc điểm của giống thằn lằn là chân ngắn, cơ thể đồng màu, trừ một số loài có sọc trên lưng. Ở Việt Nam có khoảng 5 – 6 loài thuộc giống chân ngắn.

Thằn lằn chân ngắn. (Ảnh Wikipedia)
Loài thằn lằn này không bao giờ cắn người và cũng không có độc. Ngoại trừ một số loài lớn ở miền Bắc có thể cắn người chảy máu do chúng quá to. Hiện chỉ có một loài thằn lằn độc tồn tại phân bố ở Châu Mỹ.. Vì thế, người dân có thể an tâm khi thấy thằn lằn.
Giống thằn lằn chân ngắn thường sống trên mặt đất, trên cây, có khả năng bơi nhanh dưới nước. Chúng ăn các loài côn trùng nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy, chúng không có ý nghĩa về dược học, cũng không có giá trị xuất khẩu.
PGS.TS Lê Nguyên Ngật cho hay, người dân nếu thấy giống thằn lằn chân ngắn có thể bắt lại, gửi mẫu để các nhà sinh học nghiên cứu về loài. Khi bắt nên cầm phần thân, tránh cầm đuôi vì thể bị đứt (giữa các đốt sống đuôi thằn lằn có một phần sụn, khi co đột ngột, sụn sẽ đứt, rơi hẳn ra. Tuy nhiên, sau một thời gian phần đuôi này sẽ được tái sinh trở lại). Đuôi nguyên vẹn cũng là một yếu tố quan trọng để xác định loài của thằn lằn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét