10 chiếc máy như vậy, có kích cỡ như tủ lạnh đã xuất hiện trên các con đường lớn, những điểm dừng xe buýt tại thủ đô Bắc Kinh kể từ cuối tháng 7 vừa qua. Chúng biến rác thành tiền!
Hẳn thế giới không còn xa lạ với những máy bán hàng tự động ngoài đường phố. Bạn bỏ tiền vào và ngay lập tức nhận được ly nước ngọt hay những gói kẹo như mong muốn. Nhưng với một loại máy mà nếu bỏ những chai lọ phế phẩm vào, bạn sẽ được nhận ngay một món tiền thì quả đó là một sáng tạo ít ai ngờ tới.
Mười chiếc máy như vậy, có kích cỡ như tủ lạnh đã xuất hiện trên các con đường lớn, những điểm dừng xe buýt tại Thủ đô Bắc Kinh kể từ cuối tháng 7 vừa qua. Chúng biến rác thành tiền! Đây là một sáng kiến trong nỗ lực khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động phân loại và tái chế rác.
Ông Chang Tao, Giám đốc công ty INCOM, nhà sản xuất loại máy này cho biết, trong vòng 2 năm tới, sẽ có 2 nghìn chiếc được đưa vào hoạt động trong đó có 80 chiếc đặt tại các trường đại học, cao đẳng, các khu mua sắm, tòa nhà văn phòng.
Mười chiếc máy như vậy, có kích cỡ như tủ lạnh đã xuất hiện trên các con đường lớn, những điểm dừng xe buýt tại Thủ đô Bắc Kinh kể từ cuối tháng 7 vừa qua. Chúng biến rác thành tiền! Đây là một sáng kiến trong nỗ lực khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động phân loại và tái chế rác.
Ông Chang Tao, Giám đốc công ty INCOM, nhà sản xuất loại máy này cho biết, trong vòng 2 năm tới, sẽ có 2 nghìn chiếc được đưa vào hoạt động trong đó có 80 chiếc đặt tại các trường đại học, cao đẳng, các khu mua sắm, tòa nhà văn phòng.
"Nếu bạn tham gia vào công việc tái chế rác, bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng". |
Cụ thể, khách hàng sẽ bỏ rác vào máy (chủ yếu là chai nhựa bỏ đi), những thứ này sẽ được nhận diện bằng một chiếc camera, sau đó bóp lại chỉ bằng 1/3 kích thước ban đầu rồi được phân loại và đẩy vào một kho chứa có sẵn trong máy. Người dùng có thể nhận tiền bằng cách scan thẻ điện ngầm qua máy. Khi kho chứa đầy, trung tâm dữ liệu sẽ thông báo về trụ sở công ty tại quận Shunyi. Trạm gần nhất sẽ cử công nhân tới thu gom, đóng gói và gửi về công ty. Ngoài chai lọ bằng nhựa, trung tâm dữ liệu có thể nhận dạng được các loại phế phẩm khác như giấy vụn, rồi tự động nhả ra ngoài.
Theo các chuyên gia thì việc sử dụng rộng rãi loại máy thông minh này có thể khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác phân loại phế phẩm và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Ông Chen Liwen, chuyên gia nghiên cứu tại tổ chức bảo vệ môi trường Green Beagle cho biết: "Mặc dù chính quyền thành phố đã có những nỗ lực nhất định nhưng việc phân loại rác vẫn chưa được làm tốt. Tuy nhiên sự động viên về vật chất sẽ khiến nhân dân phấn khởi và có động lực hơn để tham gia".
Theo các chuyên gia thì việc sử dụng rộng rãi loại máy thông minh này có thể khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác phân loại phế phẩm và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Ông Chen Liwen, chuyên gia nghiên cứu tại tổ chức bảo vệ môi trường Green Beagle cho biết: "Mặc dù chính quyền thành phố đã có những nỗ lực nhất định nhưng việc phân loại rác vẫn chưa được làm tốt. Tuy nhiên sự động viên về vật chất sẽ khiến nhân dân phấn khởi và có động lực hơn để tham gia".
Nếu dự án này được thực hiện thành công tại Thủ đô Bắc Kinh, công ty sẽ mở rộng dịch vụ sang các thành phố phát triển như Thượng Hải, Tô Châu, Vô Tích và Hàng Châu, rồi sau đó sẽ triển khai trên khắp cả nước.
Ông Chang cho biết, tới đây, máy sẽ nhận cả những phế phẩm khác như chai lọ bằng kim loại… nhằm biến rác thành "vật báu" và tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên này.
Ông Chang cho biết, tới đây, máy sẽ nhận cả những phế phẩm khác như chai lọ bằng kim loại… nhằm biến rác thành "vật báu" và tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên này.
Theo Kenh14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét