Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Vì sao tình yêu của bạn luôn ngắn ngủi

Có thể do bạn khó tính, luôn để ý những nhược điểm của đối phương chứ chẳng bao giờ nghĩ đến mặt tốt.

Từng tình yêu cứ lặng lẽ trôi qua, rồi một ngày bất, chợt bạn nhận ra mình yêu quá nhiều. Bạn tự hỏi: “Tại sao mình không thể yêu lâu bền như người khác?” Hãy tự kiểm điểm lại chính mình. Liệu có phải bạn đã mắc những lỗi sau:

1. Cả thèm chóng chán

Tình yêu có thể dễ dàng đến với bạn như một cơn vũ bão. Yêu ai bạn cũng thấy mãnh liệt , dạt dào cảm xúc. Thậm chí, dù mới quen nhưng bạn có cảm giác như “chúng ta đã yêu từ tận kiếp nào”. Song, thời gian đó kéo dài không lâu, có khi chỉ sau một tháng bạn đã yêu ngay một anh chàng (cô nàng) khác mà chẳng mảy may nhớ gì đến những kỉ niệm cũ. Đó là hội chứng của người cả thèm chóng chán.
 
Lời khuyên: Hãy yêu một cách bình tĩnh, từ tốn. Đừng quá huyễn hoặc mối tình của mình, một tình yêu giản dị, nhẹ nhàng hơn sẽ đến với bạn, dù không thật nóng bỏng nhưng ít nhất, nó cũng có “tuổi thọ” cao.

2. Bi quan

Vì lí do nào đó, bạn mắc chứng vừa yêu vừa sợ. Có thể bởi từng vấp ngã trong tình yêu hoặc do tính quá cẩn thận, bạn thường chuẩn bị cho mình tư thế sẵn sàng đón nhận những điều gở. Nhưng bạn có biết chính việc luôn “thủ thế” đã giết chết tình yêu. Nó chỉ làm cho đối phương thấy chán nản, mệt mỏi với bạn chứ không hề giúp bạn tránh được những cú shock đâu!

3. Sống giả tạo

Xét về mọi mặt, bạn chỉ được xếp hạng “khá” thôi. Nhưng vì tính cao ngạo, bạn luôn cố tạo một vỏ bọc hoàn hảo, lí tưởng như một người “xuất sắc”. Rồi đến một ngày, bạn không thể gồng mình lên để “thể hiện”, tô vẽ cho bản thân thêm nữa. Những sự thật dần bộc lộ. Điều đó làm người yêu bạn cảm thấy thất vọng. Và kết quả là tình yêu nhanh chóng tan vỡ.

Yêu một người là biết chấp nhận cả những mặt tốt và mặt xấu. Vì thế, muốn có tình yêu lâu bền thì bạn chớ che đậy con người thật của mình.

4. Kiểm soát đối phương

“Anh đi đâu đấy?”, “Đi với ai?”, “Làm gì?”, “Ở đâu?”. Đó là câu hỏi yêu thích của bạn và đối phương bắt buộc phải trả lời. Bạn cho rằng yêu là phải nắm rõ tình hình của nhau đến “chân tơ kẽ tóc”.
 
Thật sai lầm khi bạn đang tự biến mình thành bậc phụ huynh thứ hai của chàng (nàng). Cách làm đó chỉ khiến người ấy cảm thấy mất tự do và thêm chán ghét bạn. Tốt nhất, khi chưa là vợ chồng, bạn hãy thả lỏng tâm lí cho cả mình và người ấy.

5. Ghen tuông mù quáng

Anh ấy (cô ấy) không được phép qua lại với bất kì người bạn khác giới nào. Lúc đầu, điều đó có thể làm người ấy thích thú vì chứng tỏ bạn rất yêu người ấy. Nhưng một thời gian sau, đối phương sẽ nhận ra điều luật này thật vô lý.
 
Nếu lúc đó, bạn không biết khống chế tính ghen tuông hoặc tìm ra một thoả hiệp hợp lí thì tình yêu sẽ nhanh chóng đi đến hồi kết.

6. Luôn là “bề trên”

Là người giỏi xuất sắc, cứng rắn, quyết đoán, vì vậy, trong khi yêu, bạn cho phép mình có quyền chỉ đạo tất cả vấn đề. Khi đối phương làm ngược ý, bạn lập tức giận dỗi, hoặc tỏ thái độ quyết liệt. Như vậy, bạn đang biến mình thành kẻ tự phụ. Nên biết, ai cũng có chính kiến bản thân. Hơn nữa, chắc gì bạn luôn đúng. Yêu là “lắng nghe” chứ không không phải “ra lệnh” hay “chỉ huy”.

7. Không bao giờ chịu cô đơn

Bạn rất đa sầu, đa cảm. Một chút lơ là của chàng (nàng) cũng đủ làm bạn thấy cô đơn. Bạn giải thoát nỗi buồn bằng cách tìm đến những mối quan hệ khác. Nhưng bạn có biết chính bạn đang tạo cơ hội cho mình trở thành kẻ phản bội. Bởi khi cô đơn người ta dễ dàng đón nhận những tình cảm ấm nồng khác.
 
Típ người đa sầu đa cảm như bạn cũng dễ mắc chứng “cả thèm chóng chán”. Bởi vậy, thỉnh thoảng hãy học cách sống một mình. Tình yêu không nhất thiết phải là cái bóng của nhau.

8. Chỉ nhìn thấy điểm xấu

Có thể nói bạn là người khó tính. Bạn luôn moi ra được những nhược điểm của đối phương. Đáng buồn là bạn luôn nghĩ về điểm xấu chứ chẳng bao giờ nghĩ đến mặt tốt. Chính điều đó đánh mất dần tình cảm của bạn với người ấy. Lúc này, tình yêu tan vỡ hoàn toàn do bạn.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét