Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Thành tỷ phú nhờ săn cá "sú vàng"

Thành tỷ phú nhờ săn cá "sú vàng"
Con cá bạc tỷ.

Thành tỷ phú nhờ săn cá "sú vàng"

Chủ nhật, 13/12/2009, 05:00 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Hệt chuyện cổ tích, nhiều dân chài ở Hà Tĩnh và Nghệ An đã giàu lên chỉ sau mấy giờ bắt được cá.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Chuyện của vợ chồng anh Nguyễn Văn Nghĩa và chị Nguyễn Thị Lam (xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Hơn nửa tỉ đồng một con cá

Không có thuyền máy, hai vợ chồng chèo con thuyền gỗ nhỏ bé chơi vơi trên sóng. Vợ ngồi trước thuyền buông lưới, chồng ngồi sau cầm cái nắp nồi và que sắt gõ lạch cạch cho cá sợ lao đầu vào lưới.
Đánh từ sáng đến trưa, hai vợ chồng bắt được toàn cá bé xíu, được chừng 30.000 đồng. Chồng bụng đói, buồn thiu nói vợ chèo về nghỉ, vợ nói: “Thôi cố mẻ lưới cuối nữa”.
Người vợ cần mẫn kéo lưới, bỗng lưới giật mạnh như ai đó lặn kéo lưới xuống đáy sông. Con thuyền nhỏ chúi xuống, trồi lên. Vốn kinh nghiệm nhiều năm trên sông nước, anh Nghĩa hô: “Cá sú vàng đó, vợ chồng mình đổi đời rồi!”. Nghe tiếng hô, các thuyền khác chèo lại giúp quây lưới bắt được con cá nặng tới 70 kg. Mấy giờ sau, họ đổi đời khi bán gần nửa tỉ đồng, xây lại ngôi nhà khang trang bên sông.

Con cá sú vàng do cha con ông Đậu Nghi Lới bắt được.
Một buổi chiều muộn vào tháng 3-2008, anh Nguyễn Văn Thành (xóm Xuân Lan, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cùng người cháu là Mai Văn Đức chèo thuyền nhỏ ra sông Lam kéo lưới. Kéo lên nặng tay, Đức hô to: “Cậu ơi, có cá to vướng lưới, cậu đến giúp bắt nhanh”.
“Con cá vướng vào lưới to như con người, có thân màu vàng óng lấp lánh như vàng thật ấy. Tôi gọi thêm hai người cháu đến giúp. Ba ngư dân quê ở Quảng Bình đang đánh bắt cá gần đó cũng đến hỗ trợ.
Mọi người đều khẳng định là cá vàng quý liền vây thêm một lớp lưới ngoài nữa phòng tránh cá quẫy phá đứt lưới. Vật lộn gần hai giờ đồng hồ, bảy người chúng tôi đưa được con cá lên thuyền. Sau đó cá yếu và chết” - ông Thành kể.
Sập tối, đưa con cá nặng 58 kg về nhà, ông Thành hét giá: “10 triệu đồng/kg, ai mua tôi bán!”. Nhiều lái buôn đến xem liền gọi điện thoại ra nước ngoài mô tả con cá và hỏi tham khảo giá. Sau nhiều phiên đấu giá miệng, con cá được ông Thành bán cho một người tên Lan ở Nghệ An với giá 525 triệu đồng.
Cùng thời điểm, ông Trung ở xã Nghi Hải (Nghi Lộc, Nghệ An) bán con cá sú vàng được 540 triệu đồng.

Gặp người bắt 23 cá sú vàng

Mới đây, một ngư dân ở xã Phúc Thọ (huyện Nghi Lộc) bủa lưới được con cá sú vàng giá nửa tỉ đồng. Năm 1999, lão ngư Nguyễn Huy Phúc (ở Nghi Lộc) đã bắt được cá sú vàng nặng 45 kg, bán được 100 triệu đồng. Anh Nguyễn Võ Thanh (huyện Nghi Lộc) cũng đã bắt được con cá sú vàng trên sông Lam nặng 78 kg, dài 2 m, bán 163 triệu đồng. Đến năm 2005, hai ngư dân ở Phúc Thọ (huyện Nghi Lộc) lại bắt được con cá sú vàng 62 kg, bán được 421 triệu đồng.
Cá sú vàng (hay còn gọi cá thủ vàng) thường xuất hiện trên cửa biển Ba Lạt, sông Hồng (Thái Bình) và cửa Hội, sông Lam (Nghệ An và Hà Tĩnh). Là loài cá quý hiếm, phần thịt không có giá trị kinh tế cao nhưng bong bóng cá sú vàng được dùng làm chỉ khâu tự tiêu trong phẫu thuật y học.
Nơi ngư dân thường bắt được cá sú vàng là hạ nguồn sông Lam đổ ra cửa Hội (nằm giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) trước khi ra biển Đông. Theo những ngư dân già, những năm 1970 và 1980, người ta xem cá sú vàng như con thủy thần khổng lồ. Nó được đan dệt lên, mô tả giống như con ma, oan hồn bị phân công canh gác khúc sông. Thi thoảng cá về kêu rống lên, bảo người xuống nước sông nộp mạng hà bá...
Cho đến một ngày cuối những năm 1980, ngư dân ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vớt được con cá sú vàng gần một tạ, đem về chôn. Đêm đến những người lạ mặt đến đào trộm cá mang đi. Sau đó, ngư dân nơi đây mới biết cá có giá rất đắt.
Có lẽ người đạt kỷ lục săn được cá sú vàng là ông Đậu Nghi Lới ở thôn Lam Thủy, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông từng bắt được tới 23 con. Từ năm 1981, ông Lới lúc đó đang là xã viên hợp tác xã đánh bắt cá ở huyện Nghi Xuân đã bắt được con cá sú vàng con đầu tiên. Trong số 23 con cá sú vàng từng tận tay bắt, chỉ có sáu con bán có giá. Lần bán được nhiều tiền nhất là 165 triệu đồng cho con cá nặng 67 kg.
Nói về săn cá sú vàng thời gian gần đây, ông Lới trầm ngâm: “Có lẽ thời gian qua do nước thải công nghiệp đổ ra sông nhiều làm do sông Lam không trong xanh như trước đây nên cá sú vàng ít vào sinh đẻ. Nay tôi đã nghỉ việc săn bắt cá, bộ lưới săn bắt cá nhiều người đến gạ mua với giá gần 10 triệu đồng nhưng tôi giữ lại làm kỷ niệm, không bán!”.
Ngày nay, hầu như ngư dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh mỗi khi buông lưới xuống dòng sông Lam đều cầu ước trời cho lộc bắt được con cá sú vàng để nhanh xóa nghèo khó. Nhiều người còn làm cả bộ lưới to chuyên để bắt cá sú vàng.
Theo kinh nghiệm của những tay chuyên tìm bắt cá sú vàng, thường đến mùa đẻ trứng từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 10 (âm lịch), cá sú vàng sẽ vào các vùng cửa sông Lam cặp đôi và đẻ. Lúc ấy, cá thường quẫy đập mạnh trên sông và ban đêm phát ra tiếng kêu éc éc. Loài cá này rất khôn, khi cá bơi thường mang theo một, hai con cá chép đi theo để thế mạng. Nhiều ngư dân biết cá vào bờ sinh nở, vây lưới bắt nhưng chỉ bắt được cá chép, còn cá sú vàng kịp lao thoát.

Nhân giống loài cá đắt nhất Việt Nam?

Khác với các loài cá quý hiếm khác có nhiều huyền thoại, cá sú vàng chỉ được biết đến là cá có giá đắt, bong bóng cá dùng làm chỉ tự tiêu trong phẫu thuật. Các thương lái thường mua cá sú vàng ở Nghi Lộc, sau đó bảo quản và vận chuyển bằng đường biển đưa sang Trung Quốc bán với giá rất đắt, chừng 30 triệu đồng/kg.

Thành tỷ phú nhờ săn cá "sú vàng", Tin tức trong ngày,
Đoạn sông có nhiều cá.

Ông Nguyễn Chí Lương, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nghệ An, cho biết: “Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh cá sú vàng chỉ xuất hiện tại hạ nguồn sông Lam đổ ra cửa Hội. Chúng tôi đang đề xuất cá sú vàng vào danh mục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn loài cá quý hiếm đắt đỏ này.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm nghiên cứu bảo tồn, chúng tôi chưa có số liệu cụ thể, chưa tận tay cầm con cá và cũng chưa sao chụp được ảnh. Và cá sú vàng chưa có tên trong sách đỏ Việt Nam, chưa có danh mục nghiêm cấm đánh bắt, giết thịt. Khi bắt được cá thường ngư dân giấu và bán cho lái buôn đem ra nước ngoài tiêu thụ nên việc phát hiện để đầu tư nhân giống bảo tồn quá khó”.
Chúng tôi cũng đã đặt câu hỏi với nhiều chuyên gia, giáo viên khoa Nông-Lâm-Ngư Trường ĐH Vinh, nhà nghiên cứu nhưng họ cho biết có rất ít tài liệu về cá sú vàng. Thị trường cá sú vàng trên thế giới khan hiếm và đắt đỏ, với khoảng 30 triệu đồng/kg. Sách Kỷ lục Guinness Việt Nam thế kỷ XX cũng đã thống kê cá sú vàng là cá đắt nhất.
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng và các nhà chuyên môn cần sớm nghiên cứu bảo vệ, nhân giống loài cá quý hiếm này.

Đi nước ngoài buôn chuột thành tỷ phú?

Đi nước ngoài buôn chuột thành tỷ phú?
"Đại gia" nhờ chuột.

Đi nước ngoài buôn chuột thành tỷ phú?

Thứ Hai, 02/08/2010, 09:00 PM (GMT+7)
(Tin tuc) - Người ta nhìn thấy chuột trong cống hoặc kêu trên mái nhà sẽ thấy sợ hãi nhưng đối với nhiều người lại là nguồn sống.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Ở 1 số địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thịt chuột đồng là món ăn được một số người yêu thích, hoặc được dùng làm thức ăn cho một số loài như trăn, rắn, cá...
Chính vì thế, chuột đồng là 1 mặt hàng được nhiều người kinh doanh buôn bán và nhiều người cũng có công việc từ loại hàng đặc biệt này. Chuột đồng không chỉ được bắt tại Việt Nam mà còn được... nhập khẩu từ Campuchia.

1 điểm tập kết, 3 tấn chuột vào Việt Nam mỗi ngày

Biên giới giữa cửa khẩu Khánh Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) và Campuchia là một con sông khá rộng. Muốn qua được bên kia biên giới thì phải đi phà, hoặc đò.

Chuột sống được nhốt trong lồng tập kết lên xe chở đến các điểm sơ chế.
Có mặt tại cửa khẩu Khánh Bình sáng 25.7, chúng tôi chờ cho đến hơn 9 giờ sáng nhưng vẫn không thấy một phương tiện chở chuột nào xuất hiện. Giả làm người đi mua chuột, hỏi một người dân bán quán cà phê ngay cạnh cửa khẩu, ông này cho chúng tôi biết, trước đây cứ khoảng 8 giờ sáng hằng ngày sẽ có 2 - 3 xe tải cùng nhiều xe gắn máy khác xuống phà qua bên kia lấy chuột chở về. Nhưng cách đây một tuần thì phía Cơ quan Hải quan cửa khẩu Khánh Bình không cho phép chở chuột nữa, vì vậy dân buôn nhập chuột về Việt Nam qua đường khác.
Dạo một vài vòng dọc theo bờ sông, thì chúng tôi mới phát hiện các phương tiện xe tải, xe gắn máy này đang đậu gần dưới bờ sông cách cửa khẩu vài trăm mét đang chờ chuẩn bị nhập chuột bằng các con đường tiểu ngạch này.
Theo tìm hiểu, chuột sau khi được phía bên Campuchia bắt và bỏ vào các lồng sẽ được chuyển đến tập trung tại gần 1 điểm bờ sông bên kia biên giới. Trước đây, thương lái mua cho xe trực tiếp qua để lấy về. Sau khi bị cấm thì đậu xe ở bên này, sẽ có người phía Campuchia dùng thuyền chở các lồng đựng chuột sang.
Chuột được cho vào một cái lồng hình vuông dài hơn 1m, ngang khoảng 0,8m, mỗi lồng chứa khoảng 20 - 30kg chuột sống. Những người Campchia bán cho thương lái người Việt giá khoảng 25 ngàn đồng/kg chuột sống.
Tại nơi tập kết giáp biên này, sau khi cân các lồng chuột, các thương lái Việt Nam sẽ chất những lồng này lên xe tải, hoặc buộc 2 - 3 lồng sau xe gắn máy để chở về.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đời sống & Pháp luật, chỉ riêng tại cửa khẩu này, mỗi ngày đã có khoảng 500kg - 1 tấn chuột được nhập khẩu vào Việt Nam. Thời gian cao điểm, số lượng này có thể lên đến 3 tấn. Một thương lái cho biết: "Nguồn cung hầu như không khi nào cạn vì giống chuột đồng này đẻ nhiều và lớn rất nhanh".

Công phu thịt chuột

Huyện An Phú, tỉnh An Giang có nhiều điểm tập kết chuột. Sau khi chuột từ biên giới nước bạn Campuchia nhập vào sẽ được tập kết tại các cơ sở sơ chế rải rác khắp tỉnh.
Chỉ riêng tại ấp Bình Chánh (xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã có hơn 10 hộ gia đình chuyên sống bằng nghề kinh doanh chuột. Những hộ gia đình làm nghề này tập trung tại một khu vực trong ấp, kéo dài trên quãng đường khoảng 200m. Tại đây, chuột sẽ được làm thịt sơ chế đông lạnh để bán cho các cơ sở tiêu thụ hoặc bán chuột sống tại đây nếu ai có nhu cầu mua.
Có mặt tại khu vực vào giờ nghỉ trưa, chúng tôi nhận thấy không khí làm việc tại đây vẫn rất nhộn nhịp. Anh Tuyên, chủ 1 cơ sở kinh doanh cho biết "Mỗi ngày nhập tôi nhập gần 1 tấn chuột, chủ yếu là phân phối lại cho các hộ làm chuột trong xóm".
Theo anh Tuyên, vào buổi sáng sẽ có một vài chuyến xe đi nhập chuột ở biên giới về và phân phối cho các hộ làm thịt. Từ 12h trưa cho đến 9 - 10h tối, cả xóm chỉ có mỗi việc làm thịt chuột. Các công đoạn làm thịt chuột như sau: Trước tiên có một người bắt chuột trong lồng ra, đập đầu cho chết; rồi chuyển sang cho người kế tiếp chặt đầu, chặt đuôi.
Tiếp đó có người sẽ mổ một phần bụng rồi lột da. Cuối cùng là rửa sạch chuột đã sơ chế và sắp xếp chuột vào thùng đựng. Thùng đựng chuột cũng thuộc loại "chuyên dụng": trong thùng có đặt bao nilon chứa đá lạnh, chuột được đặt giữa các bao nilon này để thịt chuột được tươi lâu hơn.
Người mua thịt chuột sẽ tìm đến mua hàng tại các cơ sở sơ chế này. Chuột làm sẵn được chia làm 2 loại, loại 1 giá 50 ngàn đồng/kg, loại 2 giá 40 ngàn đồng/kg. Các cơ sở này cũng bán lại chuột còn sống giá 35 ngàn đồng/kg (loại lớn) và 28 ngàn đồng/kg (loại chuột nhỏ, chuyên cho trăn ăn).
Chuột thịt chỉ lấy nguyên con bỏ đầu, da, ruột, đuôi và chân. Tuy nhiên các phụ phẩm này sẽ được các hộ nuôi cá mua với giá từ 1 - 3 ngàn đồng/kg, còn máu chuột được dùng nấu cho heo ăn.
Thời điểm sôi động nhất ở xóm chuột là khoảng 3h chiều, vì thời gian này sẽ có 2-3 xe tải và nhiều xe máy khác tiếp tục chở chuột từ biên giới về. Trung bình mỗi ngày, các cơ sở sơ chế chuột tiếp nhận khoảng trên dưới 1,5 tấn sống, trung bình mỗi hộ lột da khoảng 400 - 500 kg chuột sống/ ngày.
Khoảng 9h tối hàng ngày, thịt chuột sau khi cho vào bao có ướp nước đá sẽ được chuyển xuống thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang). Từ đây, thương lái khắp nơi từ Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp... đổ về lấy thịt chuột về bán ở các chợ, các nhà hàng, kinh doanh ăn uống.

Sống nhờ chuột

Việc nhập khẩu, mua bán, sơ chế chuột ở 1 số khu vực thuộc huyện An Phú giới Campuchia đã tạo công việc cho nhiều lao động nông nhàn địa phương.
Đa phần người làm thịt chuột là các em gái. Mỗi nhân công sẽ được trả từ 30 - 40 ngàn đồng/buổi làm (chủ yếu là buổi chiều). Em Nguyễn Thị Bé (ngụ ấp Bình Chánh, xã Bình Long) cho biết, "Em đã làm công việc này từ hơn 1 năm nay để kiếm thêm phụ giúp cho gia đình. Chuột được các chủ hàng mua và nhập về hàng ngày nên không khi nào sợ thiếu việc".
Thấy chuột được tìm mua, nhiều người dân địa phương khi rảnh rỗi cũng đi bắt chuột kiếm thêm thu nhập. Em Nguyễn Minh Tư, 12 tuổi, đã có “thâm niên” bắt chuột 3 năm cho biết "Thông thường, người ta dùng mồi nướng lên cho thơm, rồi đặt mồi trong rập (cái lồng) để bẫy chuột. Khoảng chiều tối đi bẫy thì mờ sáng có thể thu bẫy về. Đặt bẫy cách này thường bắt được chuột lớn cỡ 3 - 4 con/kg. Nếu vào thời điểm lúa vừa cắt xong, người ta sẽ giăng lưới trên đồng lùa chuột chạy vào. Mỗi buổi đuổi chuột như thế, sau khi bán chuột mỗi người có thể được chia từ 80 - 150 ngàn".
Một cách bẫy khác công phu hơn là: trước ngày sạ lúa, chọn vài khoảnh đất trống trồng loại lúa nếp thơm, xung quanh những khoảnh đất đó rào lại bằng mành mành. Bốn góc trổ 4 cửa và phía trong đặt 4 cái lồng làm hom. Khi lúa trổ thì nếp thơm đã chín trước, chuột nghe mùi lúa thơm tìm vào các cửa rào và mắc bẫy. Bắt cách này sẽ bẫy được cả "gia đình" nhà chuột, cũng như bảo vệ được nguyên khu ruộng còn lại.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chuột đồng làm đồ ăn gồm hai loại: chuột cơm và chuột cống nhum. Chuột cơm nhỏ con, trọng lượng 4-5 con/kg, lông màu vàng, đượm màu lúa chín. Chuột cống nhum to con hơn, lông đen, trọng lượng nặng gấp 3-4 lần so với chuột cơm.
Thịt chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Đơn giản, dễ làm nhất là chuột muối sả chiên, chuột xào lá cách. Chế biến cầu kỳ hơn là rô ti, xào lăn, xé phay, chuột khìa nước dừa. Công phu hơn chút nữa là chuột nhồi (tức lột da, lấy thịt băm lẫn thịt heo, trộn thêm nấm mèo, bún tàu, đậu phộng rồi dồn ngược vào trong lớp da chuột). Đặc biệt nhất là món chuột con hấp cơm, chuột nhúng dấm…

Khi bà bán rau thành tỷ phú nhờ 'chỉ trỏ'

Khi bà bán rau thành tỷ phú nhờ 'chỉ trỏ'
Thật khó mà tin những người phụ nữ giản dị này đã kiếm được cả tỷ đồng...(Ảnh minh hoạ)

Khi bà bán rau thành tỷ phú nhờ 'chỉ trỏ'

Thứ Sáu, 02/04/2010, 03:30 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Từ những bà nội trợ, những phụ nữ quần quật với sạp bán rau ở chợ, chẳng mấy chốc họ có trong tay tiền tỉ nhờ môi giới bất động sản.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Buôn nhà từ cái chòi tạm

Tuy hàng ngày vẫn kiếm sống bằng sạp bán trái cây tại chợ Hòa Hưng, TP.HCM, nhưng mọi người thường biết đến chị Thảo như một tay buôn nhà đất sành sỏi hơn là bà chủ sạp.
Khi mới chân ướt chân ráo lên thành phố, chị Thảo tá túc nhờ người bà con trong cái chòi tạm trên mảnh đất khoảng 50m2 ở xã Phòng Phú, huyện Bình Chánh.
Hàng ngày, chị đi bắt ốc, hái rau muống và nuôi lợn để đắp đổi qua ngày. Sau khi bán mấy lứa lợn, chị mua luôn miếng đất trên. Thế nhưng năm 2007, một dự án nhà ở rộng hàng trăm héc-ta được triển khai trong khu vực. Xóm nhỏ của chị Thảo cũng nằm trong dự án.
Đứng trước viễn cảnh công sức bao nhiêu năm gây dựng có nguy cơ mất đi, chị Thảo và hàng xóm đã kiên trì thương lượng với chủ đầu tư dự án. Sau nhiều tháng đấu tranh, chủ đầu tư dự án căn hộ Hạnh phúc, Q.7, TP.HCM, đồng ý nâng giá đền bù gần 20 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí.

Sửa nhà cũ vừa mua được với giá hời để tái đầu tư vào nhà mới. Ảnh: Nhật Phương
Cuối năm 2008, chị Thảo và hàng xóm đồng ý giao đất, nhận tiền đền bù. Với số tiền đền bù hơn tỷ đồng, chị Thảo qua quận Bình Tân mua nhà có diện tích sử dụng 180m2 hết 1 tỷ đồng và hai miếng đất nhỏ, giá 650 triệu đồng.
Số tiền còn lại, chị Thảo sang một sạp trái cây ở chợ Hòa Hưng, thu nhập cũng đủ sống. Vài tháng sau, chị Thảo bán hai thửa đất và kiếm chênh lệch hơn 100 triệu đồng. Chị Thảo tiếp tục dùng số tiền này mua 60m2 đất với giá 2,1 triệu đồng/m2 ở xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và căn nhà 70m2 ở phường Bình Chiếu, quận Thủ Đức, giá 620 triệu đồng.
Sau gần 10 năm tần tảo, từ một người tay trắng, chị Thảo đã tạo dựng cơ ngơi ổn định, có của để dành nuôi con ăn học. Hơn nữa, miếng đất và căn nhà chị vừa mua đã có người ngấp nghé, trả giá cao.
Chị Thảo tâm sự: "Tôi chỉ nghĩ đơn giản là có tiền mua miếng đất nhỏ, chờ có lời bán đi, lấy tiền đầu tư vào nơi khác”.

Mua nhà nát, bán nhà mới

Chị Nhung, ngụ ở quận Bình Tân, TP.HCM cho biết: “Tôi dành dụm được bốn cây vàng nên rủ thêm mấy anh em hùn tiền mua sáu lô đất nhỏ dọc theo trục đường Bà Hom, Tân Hoà Đông, Mã Lò, khu Bình Trị Đông thuộc quận Bình Tân. Những miếng đất có diện tích khoảng 50-60m2, giá chỉ 1-2 lượng vàng/lô khi còn là đất nông nghiệp. Lúc này, các khu dân cư ở đây cũng đang hình thành. Tôi không ngờ kế hoạch đầu tư đó đem lại lãi to".
Khi quận Bình Tân được thành lập cùng với tốc độ đầu tư hạ tầng của chính quyền, giá đất ở đây tăng theo cấp số nhân. Nếu bán đất, chị em chị Nhung sẽ thu được lời to. Thế nhưng, họ không bán mà xây nhà và làm giấy tờ hợp pháp để bán. Họ kiếm lời được hàng trăm triệu đồng/căn, đó là chưa tính khoản lời do đất lên giá.
Nhân đà thắng lớn đó, hiện chị Nhung tiếp tục lùng sục mua nhà nát hoặc các lô đất nhỏ trong khu vực để kinh doanh. Nhà nát mua giá thấp thì sửa chữa lại rồi bán với giá cao. Còn đất trống thì mua rồi xây nhà bán. Vì theo chị Nhung, mô hình kinh doanh mua nhà nát, bán nhà mới, đang được ưa chuộng đối với các quận, huyện ven thành phố. Một căn nhà nát hoặc cũ, diện tích 30-40m2, chuyển nhượng bằng hợp đồng tay chỉ khoảng 500-600 triệu đồng.

Khi bà bán rau thành tỷ phú nhờ 'chỉ trỏ', Tin tức trong ngày, tỷ phú, bán rau, bất động sản, buôn đất, bán nhà, mua nhà, chung cư, sài gòn, hồ chí minh 
Nhiều căn nhà cấp 4 xộc xệch như thế này đã được những bà nội trợ lùng mua với giả rẻ sau đó bán lại với giá cao.

Sau đó xin giấy phép sửa chữa nhà và khoán lại thầu xây dựng cho họ làm mới. Khi hoàn công thì những căn nhà này, được nâng giá lên thành 700-800 triệu đồng. Vì đáp ứng được nhu cầu người mua nên chuyển nhượng tương đối nhanh.
Bà Kim Thanh, cư ngụ tại Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức cũng là một trong những trùm buôn nhà đất xuất thân là một người nội trợ trong gia đình. Từ số tiền tích lũy ban đầu mua đất rẻ để chờ giá cao kiếm khoản trên lệch, rồi dần dần lại trở thành người buôn nhà đất.
Hiện bà Kim Thanh, còn liên kết với đại lý mua vật liệu xây dựng với giá sỉ và có cả một đội nhà gồm thầu xây dựng, sơn nước, thợ điện… khi có nhà sửa chữa là lập tức họ thi công ngay.

Con buôn và "quái chiêu" săn tóc phụ nữ

Con buôn và "quái chiêu" săn tóc phụ nữ
Con buôn có rất nhiều mánh khóe để "cắt tận gốc"

Con buôn và "quái chiêu" săn tóc phụ nữ

Thứ Hai, 22/08/2011, 11:21 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Trong “nghệ thuật” mua tóc, con buôn cũng có nhiều “quái chiêu” làm hàng khiến cho nhiều người sau khi bán đi một phần cơ thể của mình phải dở khóc, dở cười.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
“Nghệ thuật” tỉa tóc của con buôn



Để hành nghề buôn tóc thì dụng cụ chỉ cần là một cái kéo, con dao tỉa, nếu đi mua dạo thì một cái cân nữa là đủ bộ. Xâm nhập khu vực mua bán tóc tại chợ Dinh, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, chúng tôi được nghe kể rất nhiều câu chuyện về mánh khóe của con buôn.


Cứ người nào có tóc dài đều bị "hỏi thăm"

“Nếu người nào không để ý là bị họ “lọng” (tỉa sát tận gốc) những sợi tóc dài nhất”, chị X., người từng nhiều lần bán tóc đã nói như vậy.

Theo chị X., trong dụng cụ hành nghề của người mua tóc, con dao tỉa dùng để xén những sợi tóc dài của người bán, đây là một nghệ thuật làm hàng rất tinh xảo của con buôn. Dao tỉa tóc được làm bằng một cái lược dài, trên đó gắn lưỡi dao lam. Khi cắt tóc của người bán, con buôn thường dùng lược chải tóc cho mượt, nhưng thực chất là tỉa những sợi tóc dài. Nếu người bán tóc không chú ý thì bằng kỹ xảo điệu nghệ những sợi tóc dài nhất sẽ bị họ “săn” đến tận da đầu.

Với quái chiêu này thì sau khi bán tóc về gội lại người ta mới biết mình bị tỉa tóc, bởi vì khi đó những sợi tóc ngắn này mới dựng lên trông như người mới ốm dậy, bới cũng không bới được.

“Bọn họ rất tráo trở, cứ thấy người nào có mái tóc dài đi qua là hai người bám theo vừa vuốt tóc, vừa nài nỉ, thuyết phục để mua cho bằng được, những người đó nếu không để ý thì đâu có ngờ rằng chúng đang giở trò với mái tóc của mình”, chị X. cho biết thêm.

“Nhiều người vì túng bấn quá, không có tiền mà phải bán tóc chứ dại gì mà bán nó đi, nó cũng là một phần thân thể của mình chứ. Tội nghiệp cho họ, có những người già vì không biết nên bị họ “lọng” mãi tận chân tóc mà không có một chút áy náy lương tâm gì cả. Đặc biệt là trẻ nhỏ mà đi một mình không có người thân đi theo thì chỉ có biết khóc. Có người cứ ngồi im cho họ cắt đến khi xong xuôi rồi sờ lên đầu thì tự nhiên thấy cụt lủn, thế là chửi nhau, có khi còn đánh nhau vỡ đầu chảy máu nữa", bà Phan Thị S. người buôn bán lâu năm ở đây từng chứng kiến nhiều sự việc xảy ra như thế nói cho chúng tôi hay.


Con buôn và "quái chiêu" săn tóc phụ nữ, Tin tức trong ngày, san toc phu nu, ban toc phu nu, mua ban toc, lam toc gia, noi toc, tin hay, tin hot, tin tuc
Với mỗi bộ tóc tùy dài hay ngắn, dày hay thưa, dao động từ 50 ngàn đến 500 ngàn đồng


Cứ chuẩn bị “xuống tóc” cho một khách hàng thì cần hai người, một người cắt và một người đứng sau lưng, được bao nhiêu thì cuộn vòng cho vào túi. Hỏi ra mới biết mục đích là để cho người bán khỏi nhìn thấy mà nóng ruột tiếc rẻ cho mái tóc của mình. Đó là những người không biết mánh khóe trên, còn những người biết thì cũng không tránh khỏi bị lừa. Mặc dù người bán đã chỉ chỗ cần cắt, không được chải, vuốt tóc, nhưng chỉ mất tập trung một chút là con buôn đã xê dịch kéo lên khoảng 3 đến 4cm rồi xoẹt một cái, lúc này có nói cũng không làm được gì nữa vì tóc đã bị cắt rồi.

Với “nghệ thuật” mua hàng như trên, con buôn đã làm cho mái tóc của người phụ nữ mất đi vẻ đẹp mượt mà. Nhiều cặp vợ chồng giận nhau, mâu thuẫn gia đình xảy ra cũng vì chuyện bán tóc.

Một điều đáng quan tâm là những mái tóc dài thướt tha ấy sau khi được các lái buôn thu mua thì đưa đi đâu. Chúng tôi đã tìm hiểu được đường đi của nó.


Tóc vượt biên



Cứ sau mỗi phiên chợ các thương lái lại thu gom những bộ tóc rồi nhập cho các đại lý lớn ở huyện Diễn Châu, Đô Lương, Quỳnh Lưu… Sau đó, chỉ một phần nhỏ sẽ nhập cho thị trường nối tóc trong nước như Hà Nội, Sài Gòn…làm tóc giả. Phần lớn còn lại là “vượt biên” sang Mỹ, Thái Lan, nhiều nhất là Trung Quốc để làm tóc giả cho lĩnh vực sân khấu, điện ảnh.


Con buôn và "quái chiêu" săn tóc phụ nữ, Tin tức trong ngày, san toc phu nu, ban toc phu nu, mua ban toc, lam toc gia, noi toc, tin hay, tin hot, tin tuc
Mái tóc dài giờ chỉ cón một nhúm ngắn cụt ngủn


Chị H., một người mua tóc ở chợ Dinh cho biết: “Vào những dịp bình thường, giá tóc thường không cao. Trúng nhất là đợt Trung Quốc tổ chức thế vận hội ở Bắc Kinh”.

Đa số người mua tóc đến từ huyện Diễn Châu, Đô Lương... sau khi nắm được giá cả thu mua của các đại lý, họ mới quyết định giá cả của từng loại tóc, việc định giá cũng tùy theo loại: dài, ngắn, tốt, xấu, khác nhau. Trung bình mỗi lượng tóc dài trên 40 cm giá 300.000 - 500.000 đồng. Có bộ tóc lên đến cả triệu đồng. Tuy nhiên khi ra nước ngoài thì giá của những bộ tóc đó phải lên gấp đôi, gấp ba.

Chị L., 39 tuổi, quê Diễn Châu, một trong những người buôn tóc có thâm niên chỉ tay vào chỗ bao tải đang để trong góc nói: “Chỗ này hơn 10 kg tóc, trung bình dài từ 40 cm - 70 cm/bộ, tính sơ cũng được 40 - 50 triệu đồng đấy!”. Như vậy tính chung trên cả nước, trung bình mỗi tháng có hàng ngàn mái tóc vượt biên. Số phận của những mái tóc sẽ về đâu? Tóc dài Việt Nam đã “bay” nửa vòng trái đất đến tận Mỹ, sang các nước trên thế giới để nối tóc cho người ngoại quốc.

“Một cô gái muốn biến tóc ngắn thành dài thường phải trả hàng triệu đồng cho các tiệm nối tóc. Lượng tóc dùng để nối tùy theo yêu cầu của người nối, nhưng thường khoảng 100g. Tóc dài thu mua được các tiệm ngâm, giặt, phơi khô rồi làm mượt trước khi nối cho khách”, chị L. cho biết thêm.

Không riêng gì ở chợ quê mà hiện nay trên khắp các nẻo đường miền quê, đâu đâu chúng ta cũng nghe tiếng rao: “Ai bán tóc dài đi”. Tiếng rao luồn lách, âm vang trong các ngõ ngách tận cùng của thôn xóm.

Đâu rồi những mái tóc dài thướt tha bay trong chiều gió lộng. Tôi chạnh lòng nhớ tới một đoạn trong bài hát Lặng thầm của tác giả Thế Hiển: “… Dáng em gầy mong manh như lá cỏ; Mái tóc huyền óng ả thật dễ thương; Tôi thẫn thờ như mưa bên hiên vắng; Cứ đứng chờ như nắng hạ chờ mưa”.

Cả làng thành tỉ phú nhờ "gã" buôn chuối

Cả làng thành tỉ phú nhờ "gã" buôn chuối
Chân dung "gã" tỉ phú buôn chuối

Cả làng thành tỉ phú nhờ "gã" buôn chuối

Chủ nhật, 30/01/2011, 08:00 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - “Gã” tỷ phú đó là anh Ngô Văn Công, 43 tuổi, ở thôn Năm Mẫu, xã Tứ Dân (Khoái Châu, Hưng Yên).
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Tình cờ thấy giống chuối tiêu hồng (Lý Nhân, Hà Nam) ngon, bán được giá, "gã" buôn chuối mua giống về trồng thử. 8 năm gắn bó với chuối, "gã" buôn chuối trở thành một tỷ phú...
Và "gã" giúp cho cả làng cùng giàu lên từ chuối… “Gã” tỷ phú đó là anh Ngô Văn Công, 43 tuổi, ở thôn Năm Mẫu, xã Tứ Dân (Khoái Châu, Hưng Yên).

Anh Ngô Văn Công phủ nilon chống rét cho chuối tiêu hồng
Đưa chuối quý về làng


Có khách đến chơi, anh Công vào nhà, quần vẫn xắn móng giò, áo bám đầy nhựa chuối. Anh bảo: "Tôi vừa ở ngoài bãi, tranh thủ về giao hàng Tết, xong lại ra bãi. Năm nay chuối bán chạy, được giá".
Nhâm nhi chén trà giữa ngôi biệt thự khang trang, đầy đủ tiện nghi vừa cất năm 2009, anh kể về cái "duyên" đến với chuối của mình. “Trước đây, cả làng tôi trồng cây thuốc Bắc.
“Trồng chuối tiêu hồng rất dễ, chuối ít bệnh chủ yếu là bệnh rệp cám bám lá. Loại này chỉ cần dùng thuốc rệp hay phun rệp mía "đánh" là khỏi. Chuối chín, màu đẹp, thơm, ngọt để được lâu không bị gẫy cuống…”.
Khi đó tôi vừa trồng cây thuốc Bắc, vừa buôn chuối. Hàng chục năm lặn lội khắp các làng quê miền Bắc, miền Trung để gom hàng, ở đâu có chuối ngon tôi đều thuộc cả. Tết năm 2002, tôi thồ xe chuối cả xanh, lẫn chín đẹp như trong tranh lên Hà Nội bán.
Song, một hàng chuối ở chợ Hôm đã làm tôi "hoa mắt", bởi quả căng mọng, bóng đẹp như phun sơn vậy. Tôi lân la hỏi xuất xứ của chuối này, chị lắc đầu. Tôi dúi vào tay chị 100.000 đồng (bằng hơn 10 nải chuối lúc bấy giờ), bảo: "Chị làm ơn chỉ giúp, tôi muốn mua ít giống về trồng". Một lúc sau, chị ta bảo: "Anh về Lý Nhân, Hà Nam mà hỏi".
Theo địa chỉ, anh Công tìm về xã Hoà Hậu (Lý Nhân), gặp vài bụi chuối ở đầu làng, anh dựng xe lao xuống mừng đến phát khóc, khi trước mặt là bụi chuối tiêu hồng đang cõng những buồng chuối nặng trĩu, quả căng tròn. Nhưng giống chuối này còn rất ít gia đình giữ được.
Anh phải nhờ một thợ buôn chuối ở đây gom giống hộ. Sau gần 10 ngày mới mua được 400 cây chuối giống, giá 500 đồng/cây. Song, khi chuối ra quả thì bị lẫn mất 200 cây giống chuối tiêu xanh. Từ 200 gốc, anh nhân lên 5 sào, rồi 5 mẫu… Từ năm 2006 đến nay, mỗi năm anh bán cho bà con khoảng 2 vạn cây giống, giá 2.000- 4.000 đồng/cây.
Hiện, anh có 10 mẫu chuối tiêu hồng, với giá bán 100.000-120.000 đồng/buồng. Mỗi năm anh thu về hơn 1 tỷ đồng tiền bán quả và 300- 400 triệu đồng bán chuối giống.
Cây làm giàu cho làng
Trưởng thôn Ngô Quang Ý cho biết: "Từ năm 2005 đến nay, khoảng 95% diện tích trồng cây thuốc Bắc trong thôn đã chuyển sang trồng chuối. Trồng chuối lãi gấp 4-6 lần hoa màu, trung bình mỗi ha cho 200-300 triệu đồng/năm. Nhờ chuối, thôn chỉ còn 1% hộ nghèo, hộ khá giả 50%... Nhiều tỷ phú đã xuất hiện”.
Gia đình anh Nguyễn Hữu Tứ (39 tuổi) có gần 2 mẫu đất, trồng ngô, thuốc Bắc. Năm 2005, anh vay ngân hàng 20 triệu đồng trồng 1 mẫu chuối tiêu hồng. Năm 2007, anh trả hết nợ. Cuối năm 2009, anh xây biệt thự hơn 1 tỷ đồng.
Tỷ phú chuối Ngô Văn Đán (42 tuổi), cho biết, trước anh cũng đi buôn chuối. Năm 2004, anh mua 1.000 chuối giống về trồng và được anh Công tư vấn kỹ thuật. Riêng bán chuối quả anh lãi gần 100 triệu đồng. Năm 2006, anh thầu lại gần 6 mẫu bà con trồng ngô, hoa màu không hiệu quả, giá 1,5 - 2 triệu đồng/năm để trồng chuối.
Năm đó thời tiết lạnh, anh vẫn lãi 300 triệu đồng. Năm 2008, anh thầu thêm 4 mẫu nữa. Đến nay, anh có gần 15 mẫu trồng chuối. Ngoài ngôi biệt thự tiền tỷ to nhất thôn, anh còn mua ô tô tải để chủ động giao hàng. "Năm 2009, trừ chi phí tôi lãi 1,3 tỷ đồng. Chuối đã trở thành cây làm giàu của cả thôn" - anh Đán bộc bạch.

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng
Với mỗi túi châu chấu khoảng 30 con, anh Yên bán giá 10.000 đồng

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng

Thứ Sáu, 01/06/2012, 10:00 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Tưởng chừng bắt châu chấu là nghề vất vả và thu nhập thấp. Tuy nhiên với nhu cầu thức ăn cho chim ngày càng tăng cao, những người làm nghề này đang hốt bạc với thu nhập 60 triệu đ/tháng.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Bất chấp kinh tế khó khăn, chưa khi nào phong trào chơi chim tại thủ đô Hà Nội lại nở rộ như hiện nay. Dạo một vòng qua các con phố như Tăng Bạt Hổ, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám… hàng loạt cửa hàng mua bán chim và các vật dụng, phụ kiện liên quan mọc lên “như nấm sau mưa”.
Anh Hùng (Xuân La, Tây Hồ), người chơi chim gần chục năm nay cho biết: “Chơi chim có cái thú riêng của nó cũng giống như chơi chó Ngao cá cảnh, mặc dù tốn kém không nhỏ. Ngày xưa chỉ có các cụ già mới chơi chim thì nay thanh niên chơi chim là chủ yếu”.
Số người chơi chim tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về mồi ăn cũng tăng theo. Các sản phẩm tươi sống như: sâu tươi các loại, dế, trứng kiến… đặc biệt là châu chấu tươi trở thành mặt hàng hút khách, thậm chí “cháy hàng” mỗi khi vào mùa cao điểm (từ tháng 4 tới tháng 10).

Nghề bắt châu chấu tươi “hốt bạc”

Nói ít ai tin, tuy nhiên đây là sự thật. Anh Yên ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội là một trong những người "hốt bạc" điển hình nhờ nghề bắt châu chấu tươi và bỏ mối cho các cửa hàng bán mồi chim trên phố Tăng Bạt Hổ.
Mỗi ngày, Anh Yên dành ra 3 tiếng (3h đến 6h sáng) để đi vợt châu chấu ở các bãi cỏ đã được anh “khảo sát” kỹ lưỡng từ chiều hôm trước. Một cân châu chấu “đổ” cho các đại lý có giá 400.000 đồng, các túi nhỏ từ 20 - 30 con giá 10.000 đồng. Mỗi ngày anh Yên bán được 5kg châu chấu tươi và thu được 2 triệu đồng. “Mỗi vụ “săn” chỉ kéo dài trong khoảng nửa năm, nhưng nếu tận dụng được thời gian “rảnh rỗi” thì đó có thể là nguồn thu nhập chính. Ai làm chăm chỉ, thì trời cũng chẳng phụ công”, anh Yên cho biết.

Châu chấu có giá khá đắt: 400.000 kg bán sỉ và 10.000 cho 30 con bán lẻ
Để đáp ứng nhu cầu mua châu chấu ngày một lớn, nhiều gia đình nơi đây đã tận dụng nhân công lúc nông nhàn để đi bắt châu chấu. Tuy nhiên “Không phải ai vác vợt đi là cũng có thể bắt được châu chấu. Nếu có mẹo, chỉ cần quan sát cọng cỏ đầu bờ xuất hiện vết răng cắn nham nhở, không nguyên vẹn là biết ngay châu chấu có cả đàn. Phải đợi tới khi trời tối, sương xuống nhiều, làm cánh châu chấu ngấm nặng nước, khó lòng mà bay được... lúc đấy tha hồ mà bắt”, ông Lộc, một gia đình có nhiều đời chuyên bắt châu chấu tại Cổ Loa, Đông Anh chia sẻ. Thời gian đầu khi theo nghề này, ông chỉ nghĩ đây là “nghề tay trái” trong lúc nông nhàn. Nhưng tới nay nó đã trở thành nguồn thu nhập chính, nuôi sống cả gia đình ông.
Dù có thu nhập “ổn định” như thế nào đi nữa, người dân Cổ Loa vẫn có những nỗi niềm. Trước đó, để diệt nạn châu chấu, người dân nơi đây hay ở bất cứ đồng quê nào khác đều phải sử dụng hóa chất phun khắp cánh đồng... Giờ thì khác, người “săn” châu chấu Cổ Loa chỉ ước gì cánh đồng nào cũng nhiều chấu như xưa.

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Phong chào nuôi chim ngày càng nở rộ ở Hà Nội,người nuôi chim thường tụ tập vào mỗi buổi sáng uống cafe và ngắm chim

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
7h sáng anh Yên lại có mặt tại đường Tăng Bặt Hổ để bán châu chấu Phân loại châu chấu

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Các đại lý mua theo kg rồi chia nhỏ bán theo túi nhỏ 5 nghìn đồng và 10 nghìn đồng một túi tùy theo người mua, mỗi túi thường có từ 20 con đến 40 con

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Ngoài bán tại "hội chim" Tăng Bạt Hổ anh Yên còn có dịch vụ cung cấp tận nơi

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Tuy thu nhập cao nhưng anh cho biết không phải dễ dàng có điều đó, anh đã làm nghề này từ 1995 đến bây giờ nên có nhiều khách quen, nhiều khi anh không đủ nguồn hàng cho khách

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Để châu chấu dưới sân quạt cho khô, làm sạch, phân chia hạng chất lượng

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Chấu chất đắt là châu chấu khô nhưng vẫn giữ được độ tươi cần thiết. Sau khi cân xong anh cho vào túi và đặt một lớp đệm ở giữa các túi để đảm bảo khi bán châu chấu vẫn còn sống.

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Đồ nghề của anh rất đơn giản, chỉ cần một chiếc vợt là đủ, trước khi đi giao hàng anh thường làm vệ sinh sạch sẽ đồ nghề

Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng, Tin tức trong ngày, nghe vot chau chau, chau chau,chim canh ,chim, mua chau chau, moi chim
Công việc đã hoàn tất anh bắt đầu đi giao hàng trên quãng đường trên 20 cây số

Chợ "gà chảy nước" siêu rẻ ở Hà Nội

Chợ "gà chảy nước" siêu rẻ ở Hà Nội
Thịt gà loại này luộc chín rất nhanh, chỉ mất chừng 4 phút

Chợ "gà chảy nước" siêu rẻ ở Hà Nội

Thứ Sáu, 01/06/2012, 08:40 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Gần 40 phản thịt gà bày bán công khai từ đêm tới gần trưa tại chợ Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) với mức giá rẻ như cho – 30.000 đồng/kg.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Gà… chảy nước!


Không phải bày bán lén lút với hình thức “khuyến mại” mua nửa cân, biếu… thoải mái chân như ở chợ Cầu Lủ (quận Hoàng Mai) mấy hôm trước, hàng chục phản thịt gà ở chợ Dịch Vọng Hậu đều công khai bày bán những loại gà siêu rẻ.
Nằm tít sâu tận dãy cuối chợ, song từ nửa đêm đến sáng sớm, những hàng gà này hoạt động hết sức sôi động. Không chỉ được bày bán trên bàn, gà còn được đổ ra các mâm, thúng, chậu và…. đặt tràn lan dưới nền đất lẹp nhẹp nước đen.

Những sạp hàng gà giá rẻ 30.000 đồng được bày bán công khai tại chợ Dịch Vọng Hậu
Giá gà được mời chào khiến những người lần đầu đến chợ không khỏi giật mình, 35.000 đồng/kg, gà nguyên con loại trên 3kg, bỏ đầu, bỏ chân giá chỉ 40.000 đồng/kg. Đùi gà cũng chỉ dao động từ 44 – 50.000 đồng/kg tùy loại.
Trong vai một khách hàng “lơ ngơ” đi tìm hiểu thị trường gà rẻ về làm cơm bình dân, PV được một chủ hàng gà giới thiệu tận tình về những mức giá “siêu rẻ” của thịt gà tại chợ.

“Gà nóng nguyên con thì 40 là các chị không còn lãi nữa, không bán mặc cả!” – bà chủ cửa hàng chỉ vào phản thịt con nào con nấy trắng ềnh ệch, đã được lọc bỏ hết đùi, cánh cho biết.
Thấy khách phân vân, chị này chỉ tay vào đống hộp các-tông gà đông lạnh được bọc kỹ càng chất cao quá bụng người rồi giới thiệu: “Ngon nữa thì em mua đùi, đùi nhà chị chỉ 50, chuyên bán cho khách mua buôn, em mua nhiều chị mới bán!”.
Nói đoạn, người thanh niên vạm vỡ nghiến răng đập từng thùng gà đông lạnh xuống nền đất ngay trước mặt khách rồi tháo hộp, đổ ào ra chậu. Từng chiếc đùi gà vẫn còn nguyên đá, bốc hơi băng nghi ngút.

Chợ "gà chảy nước" siêu rẻ ở Hà Nội, Tin tức trong ngày, ga sieu re, gia thit ga, cho lui, ga lau, trun quoc, hang nhap lau, ngo doc, nguoi tieu dung, lo giet mo, khuyen mai, giam gia, bao
Khách hàng nhao nhao nhặt mua đùi gà đông lạnh

Chỉ trong chốc lát, người mua đã xô đến, bới, bới chọn chọn, hết veo chậu đùi gà.
Gạn hỏi loại “rẻ hơn nữa”, bà chủ hàng cười tít mắt chỉ xuống mâm thịt gà đặt dưới đất bảo: “Còn đây đây, rẻ hơn thì có loại này… đồng giá 30 nghìn, không bớt được đồng nào đâu nhé! Nếu em thích, đặt bao nhiêu cũng có”.
Loại gà mà vị chủ sạp này giới thiệu có màu vàng nhợt, đã được lọc bỏ đùi, cánh, sờ vào thấy nhèo nhèo, chảy nước. Thắc mắc thì chủ hàng giải thích: “Trời nồm thì nó chảy nước thế. Em mua về chế biến ăn ngay, không vấn đề gì cả”.
Thấy khách hàng lưỡng lự, chủ quán xởi lởi bảo: “Nếu không tin thì đi khắp chợ, cả 40 hàng thịt ở đây, hàng nào cũng thế. Họ toàn giao cho các nhà cơm, nhà hàng cả bịch một chứ bán lẻ được bao nhiêu. Ưng thì quay lại đây mua cho chị!”

Gà giá rẻ, vừa mua vừa… run


Đi một vòng quanh chợ có thể thấy lời bà bán hàng nói không “ngoa” chút nào. Hỏi bất cứ hàng gà nào tại chợ Dịch Vọng Hậu cũng rất sẵn những loại gà này.
Thịt đã rẻ như thế, chủ hàng còn mời chào khách mua xương gà, đầu gà, lòng mề gà…. với giá “bèo” hơn rất nhiều, chỉ vài nghìn đồng/ bộ.
Một chủ cửa hàng tên Lý thật thà nói: “Gà này chị bán chủ yếu là cho dân buôn, nhà hàng, mỗi ngày hàng trăm cân chứ chẳng ít. Em mua ngoài chợ không biết chứ, nếu người ta trộn với gà khác bán giá 60-70 nghìn thì cũng không ai biết được, ở đây bọn chị đổ mối, không làm ăn thế, chứ nơi khác thì đầy”.

Chợ "gà chảy nước" siêu rẻ ở Hà Nội, Tin tức trong ngày, ga sieu re, gia thit ga, cho lui, ga lau, trun quoc, hang nhap lau, ngo doc, nguoi tieu dung, lo giet mo, khuyen mai, giam gia, bao
Thịt gà siêu rẻ khi luộc mau chín, có màu vàng nhạt, chỉ cần cầm lên tay miết nhẹ, các miếng thịt cũng tự vụn ra

Khi PV băn khoăn, với mức giá rẻ thế này thì gà có chắc thịt không, chị này khẳng định “gà không ngon không lấy tiền. Em lấy ít ăn thử rồi ngon thì mai quay lại gặp chị” rồi mách thêm: “Trước khi luộc, rang em chỉ cần ướp sả, gừng là thơm ngon ngay”.
Nếu thông tin này xác thực, thì có lẽ gà “siêu rẻ” không chỉ có ở chợ Lủ - Kim Giang, mà còn nhan nhản tại các chợ lớn, chợ bé, nhà hàng, quán cơm…. ở Hà Nội dưới nhiều tên gọi, "nhãn mác" khác nhau mà người tiêu dùng không thể nào ngờ được.
Mặc dù giá rẻ bất thường nhưng lượng khách hàng mua gà này ở chợ Dịch Vọng vẫn rất đông dù hầu hết ai cũng “lăn tăn” về nguồn gốc cũng như chất lượng của loại thịt gà này.
“Cả chợ bán chứ không riêng ai, với lại mình ăn thấy thịt cũng chẳng khác mấy so với loại 60 – 70.000 đồng/kg ở chợ gần nhà. Chắc tại chợ đầu mối nên rẻ” – chị Liên, một khách hàng hồ hởi nói.
Quyên (SV ĐH Thương mại), một khách hàng thường xuyên mua thịt gà tại đây bối rối “bật mí”: “Thịt em đem về rửa sạch, luộc sơ qua rồi mới ướp, xào nấu như bình thường nên cũng bớt sợ...”.
Tuy nhiên, chị Ngọc (24 tuổi), thuê trọ ngay ngõ chợ cầu Lủ cho biết loại gà siêu rẻ này chị đã từng ăn một lần, song từ đó không dám quay lại mua nữa.
Lý do chị Ngọc đưa ra là gà này khi nấu lên có mùi hơi lạ, không thơm, khi ăn thịt bở và nhão.
PV cũng đã mua thử 2 con gà siêu rẻ giá 30.000 đồng/kg để kiểm chứng. Theo đó, thịt gà khi bỏ khỏi túi chảy nhiều nước, tanh nặng mùi.
Thịt gà loại này luộc chín rất nhanh, chỉ mất chừng 4 phút. Gà luộc có màu vàng nhạt, miếng thịt không săn, chỉ cần cầm ít thịt trên tay miết nhẹ, các thớ thịt cũng tự vụn ra. Thịt không có mùi thơm.
Thực chất gà siêu rẻ này từ đâu ra?

Có mặt tại chợ tạm khu vực cầu Lủ vào chiều 29/5, chạy dọc 2 dãy phố dài vẫn san sát các sạp bán thịt gà làm sẵn song tuyệt nhiên vắng những hàng gà siêu rẻ với giá 30.000 đồng/kg.
Hỏi về sự vắng mặt bất thường của những hàng gà nói trên, một chị bán gà nhanh nhảu đáp: “Em mà ra sớm mấy bữa trước thì nhiều lắm, cả dãy dài, chứ mấy bữa nay báo chí rồi quản lý thị trường vào cuộc, có hàng nào dám bán. Gà bị tịch thu họ ném cả đi rồi còn đâu”.
Lân la đến một số hàng gà ngỏ ý muốn mua gà đông lạnh số lượng lớn để làm hàng cơm, tuy nhiên chủ những sạp này cho hay trước nay họ chưa từng bán loại gà đó và cũng không biết nguồn gốc gà đó ở đâu ra.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ
Ánh nến giúp người đàn ông này nghĩ lại cuộc đời đã qua và sắp kết thúc

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ

Thứ Sáu, 01/06/2012, 08:21 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Được bạn nghiện cho một "tép", người đàn ông nghiện ma túy cho biết giờ chỉ chích cho bớt cảm giác đau đớn.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Từ ngày 18/4-6/5, phóng viên Chen Weibin đã sử dụng máy ảnh của mình để ghi lại 19 ngày cuối đời của Wu Guilin, một con nghiện 30 tuổi, trong một căn phòng tồi tàn, bẩn thỉu ở Huidong, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Những bức ảnh đã gây ấn tượng mạnh cho động giả.

Một buổi chiều tháng 4, Wu Guilin đang ngồi một mình trong căn phòng ẩm mốc, cố nuốt những hạt cơm vào bụng
Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Một đêm cách đây vài ngày, Wu vật vã trong đau đớn, vừa gào khóc kêu cứu vừa đem tất cả các vật dụng ra đốt, tro tàn vẫn còn vương vãi trên nền nhà

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Thời tiết oi bức, Wu cởi bỏ chiếc áo ngoài để lộ hình xăm trổ đại bàng trên lưng

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Trưa ngày 22/4, Wu nằm vật vạ trên đường Lianhua, Huidong. Mảnh chăn đắp hờ để lộ tấm thân tàn tạ. Wu yếu ớt tới mức không thể đứng dậy đi được.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Tem khám bệnh được buộc vào cổ tay

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Một sĩ quan cảnh sát đang hỏi chuyện Wu

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Cảnh sát và các nhân viên y tế đưa Wu lên cáng

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Wu chìa cánh tay khẳng khiu vẫn còn dính tem khám bệnh cho phóng viên xem. Ngày 24/4, bệnh viện cho biết sẽ dừng điều trị vì Wu đã sử dụng ma túy trong thời gian dài nên việc chữa trị không hiệu quả. Wu chỉ còn biết trở về căn nhà ẩm mốc chờ chết.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Wu đang ngồi một mình trong căn nhà tồi tàn, không còn có thể đứng dậy đi lại do bị nhiễm trùng ở hai chân

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Wu không mặc quần áo, chán nản ngồi một mình trong nhà. Những miếng bông dính máu vứt rải rác khắp sàn.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Trong suốt thời gian Wu ngồi nhà chờ chết, những nhân viên hỗ trợ cộng đồng, hàng xóm và những "bạn nghiện" của Wu thường mang cơm tới cho anh ta.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,

Chiếc kim tiêm đặt trên lòng bàn tay nhem nhuốc. Wu tâm sự rằng chính nàng tiên nâu đã phá hủy cuộc đời anh.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Chiều 24/4, Wu được bạn nghiện cho một "tép". Người đàn ông này cho biết giờ chỉ chích cho bớt cảm giác đau đớn.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Trong suốt thời gian bên cạnh Wu, đây là lần đầu tiên phóng viên thấy anh ta đầy năng lượng và sức sống nhất

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Wu tự tiêm chích trong phòng. Hai chân đầy vết nhiễm trùng, lở loét.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Tối 24/4, Wu đốt những cây nến, nằm trong góc tối hút điếu thuốc được một công nhân cho, nghĩ lại cuộc đời đã qua và sắp kết thúc

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Tối 26/4, Wu thắp nến, nằm trên chiếu và viết lại những dòng nhật ký cuối cùng. Anh tâm sự sở dĩ viết nhật ký là muốn khuyên mọi người không có những lựa chọn sai lầm như anh.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Ngày 6/5, Wu tử vong vì ma túy. Ngày 10/5, thi thể của Wu được đưa vào nhà xác địa phương.

Hình ảnh ngày cuối đời của một con nghiện TQ, Tin tức trong ngày,
Di vật của Wu để lại tại căn nhà tồi tàn.

Theo Thiên Nhi (Đất Việt/Csmack, Chinadaily)