Loài khỉ mũi hếch
10 loài mới được phát hiện năm qua
Thứ Hai, 28/05/2012, 07:46 AM (GMT+7)
Sự kiện: Chuyện lạ nhất thế giới
Viện quốc tế về khảo sát các loài (IISE) của ĐH Arizona State (Mỹ) vừa công bố danh sách top 10 loài mới được phát hiện của năm 2011.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Danh sách mới công bố này được các chuyên gia khoa học hàng đầu thế giới phối hợp ĐH Arizona State bình chọn theo thông lệ hằng năm nhằm nêu bật 10 loài mới phát hiện của năm trước đó.
Họ công bố đúng vào dịp kỷ niệm 305 năm ngày sinh của nhà thực vật học người Thụy Điển Carolus Linnaeus (23/5/1707-23/5/2012) – người đặt nền móng về việc đặt tên và phân loại hệ thống sinh vật.
Theo tạp chí khoa học Mỹ Live Science, 10 loài động thực vật này cho thấy được sự đa dạng sinh học của Trái đất, nhưng chúng cũng có nguy cơ tuyệt chủng cao do những hoạt động khai thác cũng như tàn phá của con người.
Từ 200 “ứng cử viên loài”, các chuyên gia khoa học đã chọn ra top 10 loài từ loài nhện lông rậm màu xanh ở Brazil cho tới loài khỉ mũi hếch ở Myanmar, từ loài phong lan nở ban đêm ở Papua New Guinea cho tới loài sứa hộp ở vùng biển Caribe.
“Một số loài có tên thật thú vị, một số loài khác khá nổi bật, cho thấy chúng ta còn ít biết nhiều về hành tinh xanh”, giáo sư Mary Liz Jameson – người đứng đầu hội đồng tuyển chọn 10 loài mới, làm việc tại ĐH Wichita State (Mỹ) – nói trên Live Science.
Dưới đây là hình ảnh về top 10 loài mới phát hiện năm 2011:
Loài nhện lớn có nhiều lông xanh Pterinopelma sazimai. Chúng chỉ được tìm thấy trên những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng như cái bàn ở Brazil. Ảnh: Caroline S. Fukushima/Live Science.
Kể từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm có 36 loài động vật có vú mới được phát hiện. Năm 2011, loài khỉ mũi hếch Rhinopithecusstrykeri được phát hiện ở miền bắc Myanmar đã được lựa chọn vào top 10 loài, bởi loài này có những đặc điểm nổi bật là bộ lông màu đen, “râu cằm” màu trắng và mỗi khi trời mưa là chúng hắt hơi. Ảnh: Thomas Geissmann/FFI/LiveScience.
Loài sứa hộp mới Tamoya ohboya có chất độc được phát hiện ở vùng biển gần đảo Bonaire, vùng Caribe. Hiện có khoảng 50 loài sứa hộp được biết đến trên thế giới. Ảnh: Ned Deloach/Live Science.
Giun Halicephalobus mephisto sống tại độ sâu gần 1,3km ở một mỏ vàng ở Nam Phi. Loài giun này chỉ có chiều dài cơ thể khoảng 0,5mm, được mệnh danh là động vật đa bào sống tại độ sâu nhất Trái đất. Nó còn được gọi là “giun quỷ” bởi có thể tồn tại trong bóng tối vĩnh cửu và mạch nước ngầm rất nóng. Ảnh: A. G. Borgonie/Live Science.
Trong số 25.000 loài phong lan được biết đến trên thế giới, có lẽ loài Bulbophyllum nocturnum đặc hữu của New Zealand là loài phong lan đầu tiên nở hoa vào ban đêm (nở từ 10 giờ đêm và cánh hoa khép lại vào sáng sớm). Ảnh: Jaap Vermeulen/ huffingtonpost.co.uk.
Loài ong bắp cày nhỏ Kollasmosoma sentum ở Tây Ban Nha có thể “bổ nhào” từ trên không đáp xuống đẻ trứng trên cơ thể của những con kiến thợ hung dữ thuộc loài Cataglyphis ibericus với tốc độ chưa đầy 1/20 giây. Ảnh: C. van Achterberg/Live
Loài nấm Spongiforma squarepantsii được phát hiện đảo Borneo thuộc địa phận Malaysia. Điều kỳ lạ là loài nấm này khi dùng tay vắt xong sẽ trở lại hình dạng ban đầu, trông như miếng bọt biển. Ảnh: Thomas Bruns/Live Science.
Cây thuốc phiện Meconopsis autumnalis từ lâu đã không được các nhà khoa học chú ý đến, bởi sống ở độ cao “kỷ lục” – hơn 3.290m trên dãy núi Himalaya, thuộc địa phận Nepal. Ảnh: Paul Egan/Live Science.
Nếu bạn muốn liên tưởng hình ảnh loài động này trong cuộc sống, thì đó là xúc xích. Được gọi là “xúc xích nhiều chân lang thang”, Crurifarcimen vagans là loài cuốn chiếu lớn nhất trên thế giới, được tìm thấy tại vùng núi Eastern Arc, Tanzania, châu Phi. Ảnh: G. Brovad/Live Science.
Thoạt nhìn, bạn sẽ liên tưởng đây là một “cây xương rồng biết đi (walking cactus)”, nhưng đó là một loài động vật Diania cactiformis thuộc một nhóm động vật Lobopodia đã tuyệt chủng – sinh vật giống giun và có nhiều cặp chân, sống cách đây khoảng 520 triệu năm. Hóa thạch của loài này được phát hiện ở tây nam Trung Quốc. Ảnh: Jianni Liu/Live Science.
Họ công bố đúng vào dịp kỷ niệm 305 năm ngày sinh của nhà thực vật học người Thụy Điển Carolus Linnaeus (23/5/1707-23/5/2012) – người đặt nền móng về việc đặt tên và phân loại hệ thống sinh vật.
Theo tạp chí khoa học Mỹ Live Science, 10 loài động thực vật này cho thấy được sự đa dạng sinh học của Trái đất, nhưng chúng cũng có nguy cơ tuyệt chủng cao do những hoạt động khai thác cũng như tàn phá của con người.
Từ 200 “ứng cử viên loài”, các chuyên gia khoa học đã chọn ra top 10 loài từ loài nhện lông rậm màu xanh ở Brazil cho tới loài khỉ mũi hếch ở Myanmar, từ loài phong lan nở ban đêm ở Papua New Guinea cho tới loài sứa hộp ở vùng biển Caribe.
“Một số loài có tên thật thú vị, một số loài khác khá nổi bật, cho thấy chúng ta còn ít biết nhiều về hành tinh xanh”, giáo sư Mary Liz Jameson – người đứng đầu hội đồng tuyển chọn 10 loài mới, làm việc tại ĐH Wichita State (Mỹ) – nói trên Live Science.
Dưới đây là hình ảnh về top 10 loài mới phát hiện năm 2011:
Loài nhện lớn có nhiều lông xanh Pterinopelma sazimai. Chúng chỉ được tìm thấy trên những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng như cái bàn ở Brazil. Ảnh: Caroline S. Fukushima/Live Science.
Kể từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm có 36 loài động vật có vú mới được phát hiện. Năm 2011, loài khỉ mũi hếch Rhinopithecusstrykeri được phát hiện ở miền bắc Myanmar đã được lựa chọn vào top 10 loài, bởi loài này có những đặc điểm nổi bật là bộ lông màu đen, “râu cằm” màu trắng và mỗi khi trời mưa là chúng hắt hơi. Ảnh: Thomas Geissmann/FFI/LiveScience.
Loài sứa hộp mới Tamoya ohboya có chất độc được phát hiện ở vùng biển gần đảo Bonaire, vùng Caribe. Hiện có khoảng 50 loài sứa hộp được biết đến trên thế giới. Ảnh: Ned Deloach/Live Science.
Giun Halicephalobus mephisto sống tại độ sâu gần 1,3km ở một mỏ vàng ở Nam Phi. Loài giun này chỉ có chiều dài cơ thể khoảng 0,5mm, được mệnh danh là động vật đa bào sống tại độ sâu nhất Trái đất. Nó còn được gọi là “giun quỷ” bởi có thể tồn tại trong bóng tối vĩnh cửu và mạch nước ngầm rất nóng. Ảnh: A. G. Borgonie/Live Science.
Trong số 25.000 loài phong lan được biết đến trên thế giới, có lẽ loài Bulbophyllum nocturnum đặc hữu của New Zealand là loài phong lan đầu tiên nở hoa vào ban đêm (nở từ 10 giờ đêm và cánh hoa khép lại vào sáng sớm). Ảnh: Jaap Vermeulen/ huffingtonpost.co.uk.
Loài ong bắp cày nhỏ Kollasmosoma sentum ở Tây Ban Nha có thể “bổ nhào” từ trên không đáp xuống đẻ trứng trên cơ thể của những con kiến thợ hung dữ thuộc loài Cataglyphis ibericus với tốc độ chưa đầy 1/20 giây. Ảnh: C. van Achterberg/Live
Loài nấm Spongiforma squarepantsii được phát hiện đảo Borneo thuộc địa phận Malaysia. Điều kỳ lạ là loài nấm này khi dùng tay vắt xong sẽ trở lại hình dạng ban đầu, trông như miếng bọt biển. Ảnh: Thomas Bruns/Live Science.
Cây thuốc phiện Meconopsis autumnalis từ lâu đã không được các nhà khoa học chú ý đến, bởi sống ở độ cao “kỷ lục” – hơn 3.290m trên dãy núi Himalaya, thuộc địa phận Nepal. Ảnh: Paul Egan/Live Science.
Nếu bạn muốn liên tưởng hình ảnh loài động này trong cuộc sống, thì đó là xúc xích. Được gọi là “xúc xích nhiều chân lang thang”, Crurifarcimen vagans là loài cuốn chiếu lớn nhất trên thế giới, được tìm thấy tại vùng núi Eastern Arc, Tanzania, châu Phi. Ảnh: G. Brovad/Live Science.
Thoạt nhìn, bạn sẽ liên tưởng đây là một “cây xương rồng biết đi (walking cactus)”, nhưng đó là một loài động vật Diania cactiformis thuộc một nhóm động vật Lobopodia đã tuyệt chủng – sinh vật giống giun và có nhiều cặp chân, sống cách đây khoảng 520 triệu năm. Hóa thạch của loài này được phát hiện ở tây nam Trung Quốc. Ảnh: Jianni Liu/Live Science.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét