Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Kỷ lục Việt Nam: Lồng đèn chuyển pháp luân lớn nhất

Kỷ lục Việt Nam: Lồng đèn chuyển pháp luân lớn nhất
Chính giữa lồng đèn là chữ Vạn

Kỷ lục Việt Nam: Lồng đèn chuyển pháp luân lớn nhất

Thứ Sáu, 04/05/2012, 08:10 AM (GMT+7)
Sự kiện: Kỉ lục Việt Nam
Lồng đèn Chuyển pháp luân cao 8m, đường kính 7m ngự trên hoa sen
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sửVideo chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Chiếc lồng đèn hình tròn có trục bên ngoài tượng trưng cho Chuyển pháp luân - bát chánh đạo. Ở mỗi bên chiếc lồng đèn này có một rồng chầu, mỗi con dài 10m, cao 4m. Lồng đèn Chuyển pháp luân cao 8m, đường kính 7m ngự trên hoa sen. Chính giữa lồng đèn là chữ Vạn. Chiều dài của cả lồng đèn và hai con rồng chầu là khoảng 40m.


Lồng đèn Chuyển pháp luân do Ban Văn hóa Thành hội Phật Giáo thành phố Đà Nẵng thực hiện từ 16/5 đến 19/5/2008 (ngày 12/4 đến ngày 15/4 âm lịch), nhân dịp đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc Vesak 2008 - Phật lịch 2552.
Toàn cảnh lồng đèn Chuyển pháp luân và hai con rồng làm cổng chào đặt trước đường dẫn vào khu vực lễ đài và khu Hội diễn văn hóa nghệ thuật. Lồng đèn và hai con rồng được thiết kế rỗng bên trong để bắt đèn, phía ngoài bọc vải và giấy.

Kỷ lục Việt Nam: Lồng đèn chuyển pháp luân lớn nhất, Phi thường - kỳ quặc, long den chuyen phap luan lon nhat,long den,ky luc viet nam,ky luc,chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,tin tuc

Hình tượng này nhằm gửi đến các Phật tử ý nghĩa của Chuyển pháp luân - Bát chánh đạo. Tuy Bát chánh đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật nhưng chỉ cần những cố gắng nhỏ để áp dụng tám bước này vào đời sống cũng sẽ mang đến cho con người hạnh phúc. Đức Phật giảng bài Chuyển pháp luân tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe và Bát chánh đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Bát chánh đạo gồm có tám yếu tố quan trọng để tu tập: 1. Chính kiến: hiểu biết đúng đắng; 2. Chính tư duy: Suy nghĩ chân chính; 3. Chính nghiệp: Hành động chân chính không làm viêc giả dối; 4. Chính ngữ: lời nói chân chính trung thực; 5. Chính mệnh: Sống chân chính, không tham lam, vụ lợi xa rời nhân nghĩa; 6. Chính tinh tiến: Cố gắng nổ lực chân chính; 7. Chính niệm: Suy niệm chân chính; 8. Chính định: kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính không để bất cứ điều gì lai chuyển làm thoái chí, phân tâm.
Qua đó, Đức Phật lấy cuộc đời của mình làm tâm điểm để tu tập, qua sự bắt đầu từ trong cuộc sống để khai triển trong nhiều khía cạnh khác nhau giúp cho con người đang đi tìm Đạo có cái nhìn toàn bộ, từ đó mới có nền tảng căn bản dễ dàng trong việc tu đạo hay tìm một cách sống thích hợp cho mình và cho những người xung quanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét