Viêm đại tràng là bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh lên tới 20% dân số. Bệnh rất khó khỏi dứt điểm khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, vì vậy, người bệnh cần điều trị trong giai đoạn sớm để ngăn ngừa các biến chứng.
Dễ thành bệnh mãn tính
Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, có chức năng hấp thu nước, muối khoáng từ thức ăn, phân hủy bã thức ăn thành phân và co bóp bài tiết phân qua trực tràng. Khi chức năng đại tràng bị suy giảm sẽ là phân bị ứ đọng, chất độc và cặn bã không được thải loại ra ngoài làm cho ngực bụng đầy tức, đại tiện táo, hoặc nát, khó đi.
Người bị viêm đại tràng thường có cảm giác mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, giảm trí nhớ… Do biểu hiện dễ nhầm với bệnh khác nên thường chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, người bệnh mới biết, lúc này đã trong tình trạng gầy yếu, xanh xao, thể lực suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước và chất điện giải.
Trong cuốn Bách khoa thư bệnh học 2008 ghi nhận tỷ lệ số bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính gặp biến chứng như sau: 2-6% đại tràng cấp tính, 2,8% thủng đại tràng, 1-5% chảy máu nặng và nhiều trường hợp ung thư đại tràng.
Điều trị càng sớm càng tốt
Khi thấy có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi phân lúc lỏng, lúc táo, đầy bụng, đau âm ỉ bụng dưới hoặc đau dọc khung đại tràng, đau tăng khi ăn và trước khi đại tiện, dễ dị ứng với đồ ăn…, người bệnh cần đi khám phát hiện bệnh để có phương án điều trị sớm.
Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh không nên tự ý dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc cầm tiêu chảy vì dùng thuốc không đúng cách dễ dẫn tới nhiều hệ lụy, đơn cử như: nếu uống chưa đủ liều sẽ không đạt hiệu quả điều trị, bệnh dai dẳng dễ tái phát và thành mạn tính, uống quá nhiều lại dễ bị ngộ độc thuốc hoặc gặp nhiều tác dụng không mong muốn. Hơn nữa, các thuốc trên chủ yếu điều trị triệu chứng, các tổn thương trên lớp niêm mạc đại tràng lại cần thời gian để phục hồi nên dễ bị tái phát.
Không được chữa trị dứt điểm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn và co bóp nên lớp niêm mạc đang bị viêm trở nên rất dễ kích ứng khiến bệnh dễ tái phát trở lại, lâu dần bệnh sẽ chuyên sang giai đoạn mạn tính.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp các loại thảo dược như Lá mơ lông, Sa nhân, Mộc hoa trắng, Mộc hương, Bạch truật, Vọng cách, Hoàng liên, Đảng sâm... Với thành phần hóa học chính là protein, caroten, vitamin C và tinh dầu trong Lá mơ lông khi kết hợp cùng các loại thảo dược: Lá khôi tía, Sa nhân... sẽ không chỉ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hoá, điều trị tiêu chảy, loạn phân….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét