Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

World Cup 2014: To lớn nhất và tồi tệ nhất

Khi các tấm bảng điện tử trên đường phố ở Rio de Janeiro đếm ngược giờ khai mạc World Cup đến con số 0 thì đất nước của vũ điệu Samba vẫn còn ngổn ngang những chia rẽ. Bài viết của cây bút Jonathan Watts của tờ The Guardian (Anh) trước khi quả bóng Brazuca lăn trên các sân cỏ Brazil.

Khi giờ bóng lăn đếm ngược thì lực lượng quân đội lẫn cảnh sát ở Brazil đều đặt vào tình trạng báo động. Hải quân với tàu tuần tiễu đi tuần tra dọc bờ biển và một đội quân với 147.000 người gồm cảnh sát và lính quân đội được huy động để giữ gìn khâu an ninh. Trường học tạm thời đóng cửa, còn các văn phòng công sở thì cho nhân viên nghỉ sớm. Hàng triệu chiếc tivi đã được sẵn sàng để bật lên khi thời khắc quan trọng nhất sắp đến: 5 giờ chiều khi tiếng còi “kick-off” của trận khai mạc World Cup 2014 vang lên.

World Cup 2014 là giải đấu to lớn và cũng gây tranh cãi nhất trong lịch sử. Ngay trước giờ bóng lăn, tổng thống Brazil Dilma Rouseff hay chủ tịch FIFA Sepp Blatter đều lặng tiếng, không đưa ra phát biểu nào vì có lẽ họ e ngại lời nói của mình sẽ chìm lẫn trong lời nhạo báng, huýt sáo như ở giải Confedrations Cup hồi năm ngoái.
Lúc Pitbull, Claudia Leitte và Jennifer Lopez đang tập luyện để biểu diễn ca khúc chính thức trong ngày khai thì người biểu tình vẫn cố tập hợp ở Rio để phản đối chuyện kỳ World Cup quá đắt đỏ lên đến 12 tỷ USD.
 World Cup 2014: To lớn nhất và tồi tệ nhất
Trong khi Neymar, Paulinho, Hulk, Fred và các đồng đội đang tập luyện trên sân Corinthians ở Sao Paulo để chuẩn bị tiếp đón Croatia thì ở bên ngoài lẫn bên trong các SVĐ nhiều công nhân vẫn đang vật lộn với công việc để hoàn tất các hạng mục cuối cùng. Dù FIFA tuyên bố 12 địa điểm đã sẵn sàng và khi quả bóng Brazuca lăn thì người ta sẽ chú ý với những gì diễn ra ở trong sân hơn là bên ngoài đường phố nơi có đoàn người biểu tình, nhưng ai dám chắc điều đó?
Brazil là quốc gia điên cuồng với bóng đá. Họ là đội bóng thành công nhất lịch sử World Cup nhưng World Cup 2014 là giải đấu đã diễn ra cuộc khủng hoảng nặng nề về chính trị, niềm tin ở đất nước này
Đầu tuần rồi ông Blatter bị báo chí Anh tấn công dữ dội tại Đại hội thường niên FIFA vì những bê bối tham nhũng trong việc giải thích làm thế nào mà Qatar được trao quyền tổ chức World Cup 2022 – một quyết định mà chính ông Blatter cũng khẳng định là “sai lầm”. Trong khi đó ở Brazil, sát giờ bóng lăn sự phản đối của người dân không giảm xuống, các cuộc thăm dò mới đây cho thấy 72% cử tri bất mãn với chính phủ và kinh tế đang chìm trong màu sắc ảm đạm. Tổng thổng Rousseff có lẽ có đối mặt nhiều nguy cơ trong nỗ lực tái tranh cử vào tháng Mười tới.
“Chưa có một kỳ World Cup nào lại tác động mạnh đến Brazil như lần này”, giáo sư Euclides de Freitas Couto của khoa học xã hội tại Đại học Liên bang São João del-Rei-Brasil cho biết. "Những vấn đề chính trị đã tạo ra một phản ứng chống đối dữ dội với giải đấu và với ĐTQG là một điều chưa từng thấy ra ở Brazil”.
So với năm ngoái khi giải Confedrations Cup diễn ra thì có cả triệu người xuống đường tuần hành tại 50 thành phố khắp Brazil thì các cuộc biểu tình lần này ít hơn về số lượng nhưng lại gia tăng về tính bạo lực, gây rối. Đầu tuần rồi ở Sao Paulo, cảnh sát phải dùng đến đạn hơi cay để giải tán đám đông và vất vả dập các đám lửa do người biểu tình đốt trên đường phố trong cuộc đình công của các công nhân tàu điện ngầm. Các cuộc biểu tình có tổ chức này được “lên lịch” sát ngày khai mạc World Cup để gia tăng sức ép cho nhà chức trách trước những đòi hỏi của các công nhân, nghiệp đoàn.
Tại nhiều bức tường ở các thành phố lớn các bức vẽ graffiti thường có dòng chữ “Copa pra quem?” (“Who is this cup for?” – Chiếc Cúp này giành cho ai?) để biểu thị những đau khổ mà giải đấu gây ra cho dân chúng. Ít nhất 3 nhóm biểu tình đang hô hào chuẩn bị lực lượng xuống đường ngay hôm thứ Năm, tức là ngày khai mạc. Một kế hoạch biểu tình khác được sẵn sàng ở bãi biển nổi tiếng với những người biểu tình bịt mặt nạ cùng khẩu hiệu với từ ngữ thậm tệ chỉ trích FIFA.
Để đảm bảo an toàn cho giải đấu, các nhà chức trách chi ra đến 850 triệu USD cho công tác an ninh. Không khí World Cup rất căng thẳng bởi Không quân Brazil cũng được huy động với 24 máy bay Super Tucano (một loại máy bay chiến đấu cánh quạt mũi hạng nhẹ dùng cho mục đích chống du kích), 3 máy bay cảnh báo và 11 trực thăng vũ trang để chống lại bất cứ sự đe dọa nào ở trên không. Hải quân triễn khai 4 tàu khu trục, 1 tàu hộ tống trong khi 13.000 nhân viên an ninh với 21 khẩu súng phóng lựu đã được huy động.
Cho đến giờ số tiền chức World Cup được ước tính hơn 11,5 tỷ USD, tức khoảng tiền lớn hơn GDP 1/4 số quốc gia trên thế giới. Phần lớn số tiền được dùng để xây SVĐ và nâng cấp các cơ sở giao thông kèm theo. Trước đó chính phủ Brazil đã hứa là không dù quỹ công để xây SVĐ nhưng kết cuộc vẫn là 3 tỷ USD tiền thuế của người dân buộc phải “moi” ra do sự bội chi và xây cất trễ nãi của các công trình.
Hưởng lợi lớn nhất có vẻ là công ty Odebrecht – nhà thầu xây dựng lớn nhất ở Brazil và cũng là nhà ủng hộ lớn nhất cho đảng Công nhân của bà tổng thống Dilma Rousseff. FIFA có doanh thu 4 tỷ USD từ tiền bán vé, nhà tài trợ, bản quyền truyền hình và FIFA được miễn thuế với doanh thu khổng lồ trên.
Các nhà hoạt động chống đói nghèo như tổ chức Christian Aid cho biết họ sẽ ra sức vận động để World Cup 2014 là giải đấu mà FIFA đã đổ gánh nặng sang cho nước chủ nhà vì một bên nhận quá nhiều ưu đãi trong khi bên kia lại quá vất vả để tổ chức giải đấu.
Không những sân Corinthians tại Sao Paulo nơi trận khai mạc giữa Brazil – Croatia diễn ra các công nhân vẫn đang hì hục để lắp đặt các hạng mục mà tại sân Arena Amazon nơi tuyển Anh gặp Italia vào Thứ Bảy các công nhân vẫn đang làm việc ngày đêm để tráng nhựa các con đường xung quanh sân, sữa chữa các cổng ra vào, đường dây cáp điện trong phòng thay đổ. Sân bóng mới xây nhưng đã có dấu hiệu hư hỏng.
Nhưng Brazil cũng không phải toàn sự chống đối World Cup mà sự hào hứng với giải đấu cũng rất nhiều. Tại Rio de Janeiro các CĐV ngoại quốc, phóng viên quốc tế đổ đến rất đông nên tiếng nước ngoài được nghe khắp nơi ở các quán xá, nhà hàng, bãi biển. Nhiều cờ Brazil và các băng-rôn cở động World Cup được treo khắp nơi ngoài phố và trên các cửa sổ, trên xe ô-tô
Tiền vệ Adam Lallana của tuyển Anh cũng thích thú phát biểu sau chuyến đi thăm Fave Rociha: “Không khí sôi động đang bắt đầu và bạn cảm giác phấn khích lan rộng và gia tăng từng ngày”
Người Brazil có làm gì thì dù sao họ cũng phải… xem bóng đá. Mọi thứ bây giờ phụ thuộc vào màn trình diễn của đội bóng của HLV Scolari. Chiến thắng trước Croatia sẽ đưa tinh thần của người Brazil lên cao và cuối cùng Brazil phải vô địch. Giải đấu này không thể gọi là thành công nếu Brazil không vô địch.
“Nếu Brazil không giành quyền vào chơi chung kết, tôi nghĩ sẽ có nhiều rắc rối lớn sẽ đến”, Marcos Guterman một cây bút chuyên về bóng đá ở Brazil nói. “Brazil được biết đến nhiều nhất vì bóng đá và World Cup được coi là thước đo tiêu chuẩn để chứng tỏ vị thế của Brazil. Chúng tôi đã vô địch 5 lần và hầu hết đều nghĩ lần này phải là lần thứ 6 nhưng tôi không biết nếu Brazil không đá trận chung kết thì điều gì sẽ xảy ra”
Diogo Barbosa, một fan hâm mộ tại Rio, cho biết: “Tôi sẽ xem và ủng hộ đội tuyển và cũng mong các cuộc biểu tình sẽ biến mất để mọi người nhìn thấy Brazil với hình ảnh tích cực”
Một CĐV khác là Michel Silva nói: "Tôi vui mừng khi thấy đội tuyển thi đấu và hy vọng họ đoạt cúp như năm 2002 nhưng tôi không đồng ý với các khoản chi mà chính phủ đã làm khiến Brazil bị thâm hụt nhân sách cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và giao thông đô thị”
Joyce Rocha, một cầu thủ bán chuyên, bày tỏ: “Lần này mọi người ít mui mừng vì những gì đang xảy ra. Brazil có đoạt Cúp hay không thì mọi thứ vẫn cứ như thế này và người dân hàng ngày vẫn đối mặt với các vấn đề về nhà ở, chăm sóc sức khỏe đến học hành còn các chính trị gia thì ung dung đút tiền vô túi. Nhưng bây giờ chúng tôi có thể làm được gì đây, ngoài việc cổ vũ cho đội tuyển Brazil?”
Thất bại ở World Cup 1950 khi Brazil là nước chủ nhà cũng ám ảnh nhiều CĐV lớn tuổi. Thiago Santos, 77 tuổi nhớ lại những đau khổ của thất bại cách đây 64 năm trước tại đấu trường Maracana, tuy nhiên ông nói: “Người Brazil luôn sống với rất nhiều khó khăn, khủng hoảng trong cuộc đời nhưng khi bóng đá đến là chúng tôi lại quên hết mọi thứ”
------------
ket qua xo so mien bac, tip bong da, nhac cho, nhac cho viettelnhac cho mobi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét