Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 hàng năm không chỉ là ngày
dành riêng cho nữ giới. Đây cũng chính là cơ hội để xã hội,
đặc biệt là nam giới, ghi nhận sự đóng góp của phụ nữ trong
các lĩnh vực và đảm bảo quyền lợi hợp pháp và cơ hội bình đẳng
cho phụ nữ.
"Cơ hội vàng dành cho quý ông yếu sinh lý"
Cách CAI THUỐC LÁ truyền thống hiệu quả nhất !
Tác dụng kỳ diệu của Nấm Lim Xanh !
Ngày
Quốc tế Phụ nữ khởi nguồn từ các hoạt động của phong trào
lao động thế kỷ 20 ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Ngay từ những điểm khởi
đầu sơ khai đó, ngày Quốc tế Phụ nữ đã mở ra một xu hướng
toàn cầu cho sự phát triển của phụ nữ ở các nước, kể cả
các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Ngày
8/3/1857, nữ công nhân lao động ngành dệt may Thành phố New York
(Mỹ) đã diễu hành và đình công đòi được cải thiện điều kiện
làm việc và đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ngày
8/3/1908, cũng tại New York, 15.000 phụ nữ đã diễu hành đòi giảm giờ
làm, tăng lương, đòi quyền được bầu cử và chấm dứt lao động trẻ em. Năm
1909, ngày Phụ nữ Quốc gia lần đầu tiên được tổ chức ở Mỹ
vào ngày 28/2/1909. Khi đó, Đảng Xã hội Mỹ lấy ngày này để
kỷ niệm cuộc đình công của nữ công nhân ở New York năm 1908.
Năm
1910, Đại hội Phụ nữ thế giới lần thứ 2 tại Đan Mạch đã công
bố lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ, thể hiện quyết tâm
đấu tranh giành quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Năm 1911, ngày
Quốc tế Phụ nữ được tổ chức tại các nước Áo, Đan Mạch, Đức
và Thụy Sĩ với hơn một triệu phụ nữ và nam giới tham gia vào
các cuộc biểu tình. Bên cạnh việc đòi quyền bỏ phiếu và nắm
giữ các chức vụ công quyền, những người biểu tình còn đòi
quyền làm việc cho phụ nữ, quyền được đào tạo, xóa bỏ phân
biệt đối xử với phụ nữ và bình đẳng giới trong lao động.
Như
vậy, phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ không chỉ diễn ra
mạnh mẽ ở Mỹ mà còn ở các nước Châu Âu và nhiều nơi khác
trên thế giới. Vào những năm 1913-1914, ngày Quốc tế phụ nữ
trở thành cuộc biểu tình chống Chiến tranh Thế giới lần thứ
nhất. Một số nơi khác ở Châu Âu, vào dịp 8/3 phụ nữ tổ chức
biểu tình chống chiến tranh hoặc đơn giản là thể hiện tình
đoàn kết. Năm 1917, trong bối cảnh chiến tranh, 90.000 nữ công
nhân lao động của Nga thuộc 50 xí nghiệp ở thành phố Petrograd
đã biểu tình và đình công vào ngày Chủ nhật cuối cùng của
tháng Hai 23/2 theo lịch Nga cũ (nhằm ngày 8/3 dương lịch). Bốn
ngày sau đó Nga Hoàng thoái vị và Chính phủ lâm thời đã đồng
ý dành cho phụ nữ Nga quyền bỏ phiếu.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 có từ khi nào? - Ảnh 1
Ngày
Quốc tế Phụ nữ 8-3 hàng năm không chỉ là ngày dành riêng cho
nữ giới. Đây cũng chính là cơ hội để xã hội, đặc biệt là nam
giới, ghi nhận sự đóng góp của phụ nữ trong các lĩnh vực
Từ
năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có
tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này
làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một
nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong
dịp cử hành lễ.
Về sau, ngày Quốc tế Phụ nữ được phổ
biến ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển,
trở thành một ngày lễ được ghi nhận và kỷ niệm ở khắp năm
châu. Bên cạnh đó, phong trào nữ quyền thế giới ngày càng phát
triển và được khích lệ bởi các quốc gia cũng như các Hội
nghị Phụ nữ toàn cầu của Liên Hợp Quốc (LHQ). Các hội nghị
này đề cao sự phát triển của phụ nữ, hỗ trợ các quyền và
sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị.
LHQ lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 vào năm 1975
(năm Phụ nữ Quốc tế).
Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977,
Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết tuyên bố các nước
thành viên kỷ niệm ngày 8-3 như là ngày vì quyền bình đẳng,
tiến bộ của phụ nữ và hòa bình thế giới.
Quyết tâm
giải phóng phụ nữ, đòi quyền bình đẳng và tiến bộ cho phụ
nữ được thể hiện rõ qua phong trào nữ quyền thế giới, cụ thể
là ba làn sóng nữ quyền chính. Làn sóng nữ quyền thứ nhất
xuất hiện ở các nước công nghiệp phát triển, có liên quan chặt
chẽ tới phong trào đòi quyền tự do cho phụ nữ ở Mỹ và Châu
Âu. Đây là làn sóng nữ quyền tự do (liberal feminism) chủ yếu
tập trung vào việc đòi quyền phụ nữ cho phụ nữ, thúc đẩy sự
tiếp cận và các cơ hội bình đẳng cho phụ nữ. Phong trào này
tiếp tục gây tiếng vang và ảnh hưởng tới phòng trào nữ quyền
ở các nước phương Tây và phương Đông trong suốt thế kỷ 20.
Làn
sóng nữ quyền thứ hai có nguồn gốc từ phòng trào giải phóng
phụ nữ của phái nữ quyền cấp tiến (radical feminism) vào cuối
thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ 20. Làn sóng nữ
quyền thứ hai chỉ trích chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế
quốc, đấu tranh kêu gọi quyền lợi cho những nhóm người chịu
thiệt thòi như công nhân lao động, người da màu, phụ nữ, những
người đồng tính. Phụ nữ thuộc làn sóng nữ quyền thứ hai đã
tích cực tham gia vào các cuộc diễu hành, biểu tình đòi quyền
lợi, điển hình là các cuộc biểu tình chống Chiến tranh Việt
Nam, các cuộc biểu tình của sinh viên, biểu tình ủng hộ người
đồng tính.
Làn sóng nữ quyền thứ ba xuất hiện vào giữa
thập niên 90 của thế kỷ 20 trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do
thông tin và chính trị toàn cầu. Phụ nữ tự tin rằng họ là
những nhân tố xã hội tích cực, có khả năng, mạnh mẽ và quyết
đoán. Họ tin tưởng vào một xã hội có nhiều cơ hội phát
triển và ít phân biệt giới tính. Làn sóng nữ quyền thứ ba có
liên quan chặt chẽ tới các tác động của toàn cầu hóa và sự
phân bổ quyền lực tới phát triển quyền và sự tiến bộ của
phụ nữ, phản ánh sự đa dạng hóa các mối quan tâm và quan điểm
của phụ nữ trong thời đại mới. Làn sóng nữ quyền thứ ba
cũng kêu gọi xây dựng một liên minh đoàn kết giữa các phong
trào nữ quyền khác nhau, mở rộng thuyết đồng tính ra nhiều
mảng như đồng tính nam, đồng tính nữ, chuyển đổi giới tính.
Trải
qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, phong trào nữ quyền thế
giới vẫn liên tục phát triển, hướng tới một mục tiêu chung là
giành quyền bình đẳng cho phụ nữ, lên án mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em. Công ước của Liên hiệp
quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW) khẳng định rằng phân biệt đối xử với phụ nữ là vi
phạm các nguyên tắc về quyền bình đẳng và xúc phạm tới nhân
phẩm con người, là trở ngại lớn cho phụ nữ trong việc tham gia
bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực phát triển của xã
hội, ngăn cản sự phát triển bền vững của cá nhân phụ nữ, gia
đình và cộng đồng.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 hàng năm
không chỉ là ngày dành riêng cho nữ giới. Đây cũng chính là cơ
hội để xã hội, đặc biệt là nam giới, ghi nhận sự đóng góp
của phụ nữ trong các lĩnh vực và đảm bảo quyền lợi hợp pháp
và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét