Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

NGÀY TÌNH YÊU VALENTINE 14/2 - Nguyễn Hồng Trân


           

Hằng năm cứ đến ngày 14 tháng 2 là không khí “ngày tình yêu” lại rộ lên một cách tự nhiên và sôi động. Nhất là đối với tầng lớp trẻ, họ coi đó là một dịp thể hiện sự lòng nhiệt tình của mình đến người yêu quý.

Trong ngày đó, người ta thường tìm mua những tấm thiếp đẹp cài lên chùm hoa đẹp, có ý nghĩa về duy trì tình yêu giản dị, tình yêu trong trắng, tình yêu cao quý, tình yêu chung thuỷ v.v… để đem đến tặng cho người yêu thương. Nếu người yêu thương ở xa thì thì chọn mua món quà gì đấy thật ý vị dễ thương để gửi đi cho kịp thời mà đừng để quá ngày Valentine 14 tháng 2.

Trong những thập kỷ trước, ngày này người ta chưa chú ý lắm, nhưng từ sau năm 2000 đến nay, đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân lên cao nên người ta coi ngày Valentine là một ngày đáng kỷ niệm nhằm mục đích tôn trọng tình yêu và đừng để cho tình yêu trở nên nhạt nhoà, tệ bạc…
Tại thành phố Huế chúng ta, cứ  sắp đến ngày tình yêu Valentine này cũng không kém phần vui tươi, sôi động. Các hàng hoa có nhiều lẳng hoa đẹp, thiếp chúc mừng đẹp đẽ đa dạng được bày bán ở các ki-ốt. Người ta theo nhau đi mua để tặng cho người yêu thương mà không kể đắt rẻ. Có những “đại gia”, “mạnh thường quân”, ngoài hoa và thiếp chúc mừng ra còn sắm những vật kỷ niệm đắt tiền để tỏ lòng mình tha thiết, yêu quý hết mình, không đắn đo, tiếc tiền tiếc của…
Sự tích về ngày tình yêu Valentine như thế nào mà người ta say mê với một tinh thần hăng hái như vây? Nhân dịp này, tôi xin giới thiệu với quý vị về nguồn gốc xuất xứ của ngày ấy.

Ngày hội này ra đời ở La Mã cổ đại ,từ hồi nơi đây đạo Cơ đốc còn chưa ngự trị và được gọi là ngày lễ Lupercalia. Lúc bấy giờ là  như một lễ hội Festyval với các trò chơi tình yêu, tình dục để tôn vinh nữ thần Juno-Nữ thần bảo trợ hôn nhân. Khi đó lễ được tổ chức không phải là ngày 14 mà là ngày 15-2. Hàng năm, trước ngày hội tình yêu này, các cô gái viết tên mình vào một tờ giấy và bỏ vào thùng thư. Sau đó các chàng trai rút thăm rồi gắn những mảnh giấy quý giá đó rồi chạy ra quảng trường tìm cô gái có tên trong mảnh giấy. Cứ việc tìm người nọ đến người kia và rồi sẽ gặp được người tình duyên số của mình.... Yến tiệc vui tươi, múa nhảy sôi nổi cả đêm. Sau đó là hôn nhân gia đình, con cái...

       Nhưng về sau, khi Hoàng đế Claudius II lên cầm quyền thì mục đích ban đầu của tục lệ này không còn nữa. Vì Hoàng đế này đã lập kế hoặch chiếm những vùng đất mới. Cho nên ông ta buộc tất cả đàn ông phải rời bỏ gia đình để đi chinh chiến. Ông cấm đoán hôn nhân. Từ lúc ấy, ngày hội Lupercalia biến thành một ngày hội trác táng hoàn toàn.

Những người Cơ  đốc giáo đã quyết định biến “ngày hội thân xa” thành  “nghi lễ lãng mạn” và để gạt ra khỏi lịch ngày hội Lupercalia, họ tổ chức sớm hơn một ngày(tức 14-2). Cũng do vậy họ thay một Nữ thần Juno bằng một vị thánh Cơ đốc giáo. Họ chọn thánh Valentine. Valentine là một linh mục đã vi phạm lệnh cấm hôn nhân. Ông vẫn tiếp tục bí mật làm lễ kết hôn cho mọi người trong nhà thờ. Vì có kẻ trong đạo tố giác, nên ông linh mục bị bắt và kết án tử hình.

Theo truyền thuyết, khi ở trong tù, ông Valentine làm được một  điều kỳ diệu. Đó là ông đã chữa cho cô  con gái viên cai ngục khỏi bị mù. Khi mắt cô con gái sáng ra và trông thấy Valentine và liền yêu ngay. Trước hôm bị xử tử, ông viết thư vĩnh biệt cô gái. Trong thư này có dòng chữ: “Valentine người yêu em”.

Có thể do nhà  thờ tô điểm thêm cho cuộc đời của  ông linh mục Valentine, nhưng không có một tư liệu lịch sử nào chính xác về chuyện này. Về sau, có người làm ra tấm bưu thiếp Valetine đầu tiên có lẽ là một người Pháp- Công tước Charles d’ Orléans vào năm 1415. Lúc bấy giờ ông đang bị giam trong nhà tù   Anh quốc nhưng vẫn gửi về cho vợ được một bức thư tình. Ngay trên các mặt tường phòng giam, ông cũng viết chi chít những vần thơ tình yêu dành cho người vợ thương yêu đang xa cách mình. Cho nên theo gương ông, người Pháp vốn “ga lăng”  nên cũng hay viết thư tình bằng thơ trên các tấm thiếp Valetine.

Từ thế kỷ  XVI, việc gửi bưu thiếp trong dịp Valentine 14-2 đã trở thành tục lệ không những ở nước Pháp mà lan ra nhiều nước ở Châu Âu và nay thì lan tràn sang cả Châu Á. Ở Việt Nam ta ngày nay đã trở thành thói quen tự động tưởng nhớ đến ngày đó trên các phố phường đều có bán hoa rầm rộ không những phục vụ cho lớp trẻ trong tuổi yêu đương mà còn phục vụ chung cho những ai nhớ đến những kỷ niệm êm đẹp mặn nồng của tình yêu bền vững cho đến tuổi già nua tóc bạc...

Món quà cho “Ngày Tình yêu” thường là bó hoa kèm theo tấm bưu thiếp là những món quà trang sức nho nhỏ dễ thương có hình trái tim, thần tình yêu, hình hoa lá, chim bướm v.v...
                                                                                         NHT
                                                                                                                                                                                    
Tài liệu tham khảo:
1-Minh Hằng-Báo  “Tiền Phong” số 2 -2002.
2-Tạp chí “Thanh niên” 1999.
3-Brintannica (Bách khoa toàn thư các bài báo chuyên đề) -1985 và 2002.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét