Cổng làng Văn Quỹ. Ảnh Lê Đăng Mành |
Sau ngày đất nước hoà bình 30/04/1975, tất cả bà con xa quê hương đều trở về làng theo chính sách của nhà nước. Những ngày đầu tiên, chính quyền cho thành lập từng tổ chung vốn làm ăn mua máy cày, máy bơm nước, trâu bò để có đủ sức kéo phục vụ cày bừa cho đồng ruộng vụ hè thu năm 1975 và có đủ phương tiện và điều kiện trước khi vào làm ăn tập thể cho các năm tiếp theo. Ngoài các gia đình mua trâu bò, ở trong làng có hai đoàn là đoàn máy cày và đoàn máy bơm nước. Tất cả tài sản do bà con làm ăn riêng lẽ từ vụ hè thu 1975 đến vụ đông xuân 1975/1976 đều phải hoá giá, từ cày bừa cho đến dụng cụ tư liệu sản xuất đều đưa vào làm ăn tập thể như kiểu của miền bắc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ xã (*) (thời gian nầy đó ở xã mới chỉ có chi bộ), ở thôn có ban điều hành thôn do ông Nguyễn Bá Tính làm trưởng ban (gọi là ban nhân dân CM thôn) và ban nông hội thôn do bà Nguyễn thị Thục, hội trưởng, quản lý trực tiếp cùng với BĐH thôn chịu trách nhiệm mọi nghĩa vụ lao động, lương thực, thực phẩm đối với nhà nước, thành lập ra 4 tập đoàn chia thành 16 đội sản xuất, mỗi đội quản lý gần 8 ha ruộng(*). Ban chỉ huy đội có ba người đội trưởng điều hành chung, đội phó phụ trách điều công và thư ký đội làm kế toán ghi công điểm phụ trách ăn chia phân phối lương thực và ghi các nghĩa vụ lao đông, lương thực, thực phẩm.
Được hơn một năm, Hợp tác xã 16 đội rút gọn chia lại thành 12 đội nhưng làm ăn vẫn trì trệ, rong công phóng điểm, ngày công chưa đạt với sức lao động của nông dân bỏ ra, năng suất và sản lượng thấp, khâu cày bừa còn sơ sài, giống lúa chưa thuần chủng nên vụ nào cũng không đạt năng suất.
Qua năm 1978, mô hình làm ăn lớn hơn, toàn xã có ba HTX. Câu Nhi và Hà Lỗ thành một HTX gọi là HTX Tân Phong do Ông Hoàng Tấn Xuân làm chủ nhiệm. Văn Quỹ và Văn Trị thành một HTX gọi là HTX Tân Văn do Ông Phạm Duy Thành Chủ Tịch UBND xã kiêm nhiệm. Và một HTX Mua bán do ông Bùi Hữu Trọng làm chủ nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã. Khi thành lập xong, xã cử một đoàn cán bộ cốt cán bao gồm các chánh phó chủ nhiệm và các đội trưởng của các HTX đi tham quan học tập cung cách làm ăn tập thể mô hình lớn tại HTX Định Công, Thanh Hóa, trưởng đoàn là ông Phạm Duy Thành, phó đoàn là ông Hoàng tấn Xuân chịu trách nhiệm đưa đoàn đi tham quan học tập trong thời gian ba tháng, sau đó, đi tham quan học tập thêm ở HTX Đức Ninh tỉnh Quảng Bình. Bộ máy của BQL các HTX có một chủ nhiệm, bốn phó chủ nhiệm một phụ trách trồng trọt, một phụ trách ngành nghề, một phụ trách chăn nuôi, một phụ trách văn hoá, ban tài vụ gồm kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp và 4 kế toán viên đi theo từng ngành nghề để theo giỏi ghi chép và hạch toán, ban kiểm soát có ba người. Một bộ máy rất cồng kềnh hoạt động theo kiểu bao cấp, làm ăn vẫn không hiệu quả, phần thu nhập của xã viên không đủ ăn trong gia đình.
Đến năm 1980, HTX Tân Văn chia thành 2 HTX ở làng Văn Quỹ là HTX Văn Nam do ông Nguyễn Khánh May làm chủ nhiệm, ở làng Văn Trị là HTX Văn Thạnh do ông Phạm Tài Hoản làm chủ nhiệm, thực hiện chỉ thị khoán 100 tổ chức với hình thức khoán sản phẩm đến tận nhóm và người lao động, người dân đón nhận với tinh thần phấn khởi, năng xuất và sản lượng ngày càng tăng, nghĩa vụ lương thực và thực phẩm đối với nhà nước luôn hoàn thành đạt chỉ tiêu, đời sống của từng gia đình có khấm khá hơn.
Đến cuối năm 1989, chỉ thị 80 ra đời, việc giao thương buôn bán được tự do đã mở ra một phương thức làm ăn mới, không ngăn sông cấm chợ, tự do buôn bán trong cả nước thì HTX Mua bán cũng được giải thể, thị trường thương mại thuộc về tư thương. Từ đó, khoán 10 được ra đời như một luồng gió mới được bà con tiếp nhận với tinh thần rất cao vì quyền lợi đã đến với họ rất rõ rệt nên nông dân thi đua làm ăn, thay đổi giống lúa mới có năng suất cao, đầu tư thâm canh giống cây trồng và vật nuôi, mua sắm thêm máy cày và các phương tiện phục vụ cho nông nghiệp, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Từ năm 1990 đến 1995, HTX nông nghiệp chỉ làm nhiệm vụ đầu tư bao thầu các vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, xây dựng kênh mương nội đồng, đảm bảo khâu máy cày và tưới tiêu cho đồng ruộng, các hộ nhận khoán chỉ lo chăm bón, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, thu hoạch và giao nộp sản phẩm đầy đủ theo hợp đồng giao khoán với HTX, năng suất và sản lượng các năm nầy luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch của đại hội hằng năm đề ra.
Đến tháng 8/1995, HTX thực hiện nghị quyết 64 của Chính Phủ chia ruộng đất lâu dài cho từng hộ nông dân 20 năm, dồn điền đổi thửa nên bà con đã đầu tư thâm canh cho ruộng của mình, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Đến năm 1998, HTX chính thức đại hội chuyển đổi thành HTX kiểu mới và đổi tên thành HTX Văn Quỹ. Hiện nay, HTX đã tổ chức đào tạo thành công cho 40 lao động nữ chuyên thêu ren hàng xuất khẩu, thu nhập bình quân từ 1.5 (*) đến 2 triệu đồng / người / tháng.
Đến tháng 8/1995, HTX thực hiện nghị quyết 64 của Chính Phủ chia ruộng đất lâu dài cho từng hộ nông dân 20 năm, dồn điền đổi thửa nên bà con đã đầu tư thâm canh cho ruộng của mình, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Đến năm 1998, HTX chính thức đại hội chuyển đổi thành HTX kiểu mới và đổi tên thành HTX Văn Quỹ. Hiện nay, HTX đã tổ chức đào tạo thành công cho 40 lao động nữ chuyên thêu ren hàng xuất khẩu, thu nhập bình quân từ 1.5 (*) đến 2 triệu đồng / người / tháng.
Trong những năm gần đây, HTX được trung tâm giống cây trồng tỉnh Quảng Trị đầu tư làm các trục đường bê tông từ trong làng ra tận đồng ruộng. Năm 2010, trung tâm xây dựng ở đầu làng một trạm bơm điện ba mô tơ có công suất lớn đảm bảo tưới tiêu cho đồng ruộng kiệt giữa và thượng đàng phe. HTX và trung tâm đã liên kết với nhau, mỗi năm HTX cung cấp cho trung tâm trên 70 tấn giống lúa thuần chủng các loại.
Trải qua bao đời nay, người dân quê tôi vẫn con trâu đi trước cái cày theo sau, mùa màng được ít, mất nhiều. Giống lúa dài ngày vụ ĐX hay bị mất mùa vì khi lúa trổ gặp gió về. Vụ trái thường hay bị mất trắng vì lũ ngập sâu. Trước đây, hằng năm người dân thường lo thiếu ăn, thiếu mặc, nay đã thoát khỏi cảnh đói nghèo cơ cực, đã có của ăn của để, con cái được học hành, trường lớp khang trang, có đủ lớp cho con em học tập, có các công trình phục vụ dân sinh như hệ thống điện sinh hoạt, công trình nước sạch, đê bao chống lũ, giao thông đi lại đường sá về mùa mưa không còn lầy lội như xưa. Về nông nghiệp, đã có hai trạm bơm điện tưới tiêu cho đồng ruộng, máy cày thay trâu, không còn đến vụ gieo mạ và chiếc (nhổ mạ bằng tay) để cấy mà nay đã dùng giống để gieo thẳng. Hết làm nhiệm vụ nhổ cỏ cho lúa mà đã thay vào là phun thuốc trừ cỏ, không còn sợ thiếu người gặt lúc thu hoạch những nơi xa xôi vì nay đã có máy gặt liên hợp và phương tiện vận chuyển về đến tận nhà. Việc cơ giới hóa nông nghiệp đã đem lại cuộc sông tươi vui, ấm no, hạnh phúc cho bà con. Nhà nào cũng tường xây, mái bằng hoặc lợp ngói, có nhà gác chống lụt bão và mưa gió, có xe máy, ti vi, và các phương tiện sinh hoạt khác khá đầy đủ. Đến nay, lương thực bình quân đầu người đạt 1450kg thóc*. Thu nhập bình quân đầu người đạt *15.500.000đồng/năm.
Nhìn lại 37 năm về trước, những ngày đầu mới giải phóng, lúc vào làm ăn tập thể, thiếu thốn đủ bề, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nông cụ sản xuất còn thô sơ và lạc hậu như thế lại còn phải cơm đùm gạo bới đi khai hoang vùng chện để trồng màu cứu đói lúc giáp hạt, đi làm nghĩa vụ lao động dài ngày với nhà nước, khai hoang trồng sắn mộ ông Chưỡng ở Hải Lâm, làm thuỷ lợi đập trấm ba năm ở xã Hải Lệ, làm đê bao chắn cát ở Hải Dương nhưng người dân quê tôi vẫn kiên trì để vượt qua khó khăn ...
Hiện nay, quê hương Văn Quỹ chúng ta, từ đầu làng đến cuối xóm, đã thấy phong cảnh một làng quê đổi mới hoàn toàn, cùng với cả nước xây dựng nông thôn mới hội nhập và phát triển với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.
Xin trích đoạn đầu bài thơ Văn Quỹ Làng Tôi của anh Trần Tư Ngoan người Văn Quỹ hiện đang sinh sống tại thị trấn Ngãi Giao tỉnh Bà Rịa VũngTàu đã cảm nhận về quê hương của mình như sau.
Xin trích đoạn đầu bài thơ Văn Quỹ Làng Tôi của anh Trần Tư Ngoan người Văn Quỹ hiện đang sinh sống tại thị trấn Ngãi Giao tỉnh Bà Rịa VũngTàu đã cảm nhận về quê hương của mình như sau.
Ai về Văn Quỹ làng tôi
Đi bên ruộng lúa bồi hồi lòng nghe
Đất lành vun đắp hồn quê
Bao nhiêu đời đã tràn trề niềm thương
Ai về Văn Quỹ nhặt hương
Hoa cau hoa bưởi dọc đường hoa xoan
Nhân ngày thành lập hội nông dân tập thể 14/10, được sự thống nhất của UBND xã Hải Tân, BQL hợp tác xã nông nghiệp Văn Quỹ (tiền thân của nó là từ HTX Tân Văn tách ra năm 1980 thành HTX Văn Nam nay đổi thành Văn Quỹ) tổ chức kỷ niệm 32 năm thành lập, mời các chú các anh đã tham gia ban chủ nhiệm HTX và ban chỉ huy đội sản xuất qua các thời kỳ gặp mặt và toạ đàm giao lưu nhằm ôn lại những ngày đầu khó khăn vất vả, qua hơn 36 năm phấn đấu mới có được thành quả như ngày hôm nay.Nghề nông cày cấy muôn vàn
Mùa mưa mùa nắng trồng sang mùa đời
Mây bay ngắm mái đình phơi
Mấy trăm năm đứng ngậm lời tiền nhân
(*) Theo số liệu của HTX BÁO CÁO
Ngày 14/10/2012
Nguyễn Văn Hiền
nguyenvanhien405@gmail.com
nguyenvanhien405@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét