Trần Nhuận Minh:
Bây giờ, không chỉ anh và các bạn phía Nam, mà ngay cả ở miền Bắc, các bạn từ 45 tuổi trở xuống, sẽ không biết cái thời á lơ hò lờ ấy, nó như thế nào, và vì sao, với cái bụng đói, người ta vẫn có thể ngồi suốt đêm màá lơ hò lờ được. Câu hò ấy là cái hồn vía của làng và là cái xung động của cả một thời xa xưa thật khó quên. Còn chữ Châu Trần tôi lấy ở trong Truyện Kiều.
19. Nguyễn Đức Tùng:
Vậy bài Kết duyên Châu Trần là bài thơ đầu tiên của anh?
Nhà thơ Trần Nhuận Minh
Trần Nhuận Minh:
Không. Không phải. Bài thơ đầu tiên có lẽ là bài sau, vì nó “có vẻ” sáng tác hơn. Một hôm, tôi đang quét sân, vì lá cây nhãn bên sân rụng xuống nhiều quá, thì ông Trần Hòa gọi tôi đến nhà ông. Ông Hòa là thầy pháp, từng đi cúng, yểm bùa bắt quyết, đuổi tà ma, nay làm thợ may, đời sống gia đình, do đó, có khá giả hơn, một người rất tốt và tôi rất kính trọng. Đến nhà ông, mới thấy có khá đông người, đều là các vị cao tuổi và có thế lực trong dòng họ. Các vị đang uống nước chè tươi và ăn khoai lang luộc. Ông Hòa nói rất thẳng thắn: “Tôi nói thật với bác, (tôi mới 10 tuổi, nhưng ở ngành trên, vì chi tôi đẻ rất thưa) ai cũng bảo bác giỏi thơ, nhưng chúng tôi không tin. Tôi có nghe bác á lơ hò lờ, nhưng không biết là thơ của bác hay bác thuổng của ai. Hôm nay, chúng tôi mời bác đến đây, nhờ bác làm giúp cho chúng tôi một bài thơ để đọc vào dịp tết này (mùng 1 tháng Giêng năm Ất Mùi, 1955). Bác làm bao giờ xong cũng được, nhưng xong rồi mới được về. Trưa nay, tôi nấu cơm cho bác và các vị ngồi đây cùng ăn. Rồi ông ra đề: bác làm bài thơ 12 câu. Đọc chữ đầu câu từ trên xuống dưới là: “Việt Nam dân chủ cộng hòa – Độc lập tự do hạnh phúc.” Rồi ông đưa tờ giấy kẻ học trò và cái bút chì ông vẫn dùng để ghi tên những người may quần áo hay còn nợ tiền ông vào sổ, cho tôi. Rồi ông nhẩn nha nói thêm: ông cụ nhà bác, chúng tôi chả lạ gì, chỉ được cái chân thành, vui vẻ, phúc hậu, chứ nói thật bác đừng giận, ông cụ học không hay, cày chả giỏi, dù vẫn đi cày thuê, nhưng đường cày thì lỏi, có ra cái gì, nông choèn choèn… Ai dạy bác học và làm thơ mới được chứ?
Tôi thấy đề ra rất bình thường, không lo lắng gì, bình thản viết luôn:
VIỆT cường nổi tiếng Á Đông
NAM bang trấn cõi anh hùng bao phen
DÂN mình lớp lớp đứng lên
CHỦ quyền dành lại, còn truyền sử xanh…
CỘNG thêm những bậc tài danh
HÒA trong bão táp mà thành thép gang
ĐỘC ác thay lũ hung tàn
LẬP nền thống trị Việt Nam bao đời
TỰ nhiên bao cuộc đổi dời
DO dân đứng dậy, rạch đôi ngai vàng
NAM bang trấn cõi anh hùng bao phen
DÂN mình lớp lớp đứng lên
CHỦ quyền dành lại, còn truyền sử xanh…
CỘNG thêm những bậc tài danh
HÒA trong bão táp mà thành thép gang
ĐỘC ác thay lũ hung tàn
LẬP nền thống trị Việt Nam bao đời
TỰ nhiên bao cuộc đổi dời
DO dân đứng dậy, rạch đôi ngai vàng
HẠNH Nguyên máu giặc còn loang
PHÚC Yên, Vạn Kiếp tiếng vang còn truyền…
PHÚC Yên, Vạn Kiếp tiếng vang còn truyền…
20. Nguyễn Đức Tùng:
Còn các vị cao niên thân tộc ngồi nghe thơ anh thì sao?
Trần Nhuận Minh:
Sau khi nghe tôi đọc, các vị ngồi yên khá lâu. Tôi đưa mắt nhìn khắp lượt và tỏ ý hài lòng. Cái cảm giác ấy, tôi nhớ đến tận bây giờ và lấy làm xấu hổ cho sự hiếu thắng trẻ con của mình. Không khí trang trọng và căng thẳng. Lên tiếng đầu tiên là ông khóa Túy (Trần Tuý), một người có tiếng là rất khinh bạc, với cái nhếch mép nhiều khi rất khó chịu và cũng là người “văn hay chữ tốt” có tiếng trong mấy làng xã lân cận. Ông vê vê chòm râu cong vắt như cái sừng trâu, khẽ nói, nhưng ai cũng nghe thấy: “Thằng này giỏi. Thằng này giỏi. Nếu thời trước đi thi, nhất định nó sẽ đỗ trạng.” Ông là bậc trên, tôi gọi bằng anh. Ông Hòa bảo: “Này bác, Phúc Yên với Vạn Kiếp thì chúng tôi biết, nhưng Hạnh Nguyên mà “máu giặc còn loang” là ở chỗ nào? ” Tôi chợt nghĩ: ông này mới là người giỏi. Thực ra thì không có chữ Hạnh nào hợp với yêu cầu của bài, nên tôi bịa ra là Hạnh Nguyên. Tôi nói luôn: “Hạnh Nguyên ở Thái Nguyên, chiến khu cách mạng các bác ạ. Cháu nghe nói bên bờ sông Lô, ta đánh đắm tầu chiến Pháp năm 47 hay 48 gì đó mà…” Ông Hòa bảo: “Ừ phải rồi, đâu như ở Thái Nguyên…”.
Tôi rất thích câu hỏi của anh, vì bài thơ đầu tiên của mỗi người thường mang theo biết bao hồi ức, gợi lại cho ta biết bao vui buồn của một thời…. Còn tác phẩm đầu tiên của anh Nguyễn Đức Tùng, tôi có thể biết được chăng?
21. Nguyễn Đức Tùng:
Nhân anh hỏi, tôi xin kể chuyện vui. “Tác phẩm” đầu tiên của tôi năm mười tuổi, cuối năm học lớp nhì, tức là lớn bốn bây giờ, không phải là thơ mà là một cuốn tiểu thuyết dày cỡ một cuốn vở học trò, loại cyclo trăm trang, tôi nổi hứng viết sau khi đọc xong hai cuốn tiểu thuyết. Một cuốn là Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, được dạy chính thức trong nhà trường lớp đệ thất của anh tôi, hai là cuốn Bên dòng sông Trẹm của Dương Hà (?) mà chị tôi thuê về đọc. Có lẽ tôi định tạo ra một tác phẩm hỗn hợp gì đó giữa hai câu chuyện tình rất khác nhau. Tác phẩm này tôi giấu kỹ dưới chiếc chiếu hoa dưới bàn thờ, không may bị mấy bà chị đem chiếu đi giặt phát hiện được, đem ra trêu chọc, khiến cho giấc mơ làm nhà văn của tôi tan thành mây khói.
Tôi đến với thơ trễ hơn nhiều. Một trong những bài thơ đầu tiên của tôi là bài lục bát, lúc mười lăm tuổi. Tôi mở đầu như sau:
Quên rồi màu lá cây xưa
Chút thương nhớ đó vàng chưa khi về
Chút thương nhớ đó vàng chưa khi về
Chép lại đây để nhớ một không khí văn chương trong lành đã mất, một xã hội lãng mạn vĩnh viễn không còn nữa. Thật ra, tôi cũng tin rằng tuổi thơ người ta không bao giờ chết. Như trong câu của Edna Vincent Millay:
Tuổi thơ là vương quốc ở đó không ai phải chết đi. (Childhood is the kingdom where nobody dies)
Thế hệ học trò lớn lên bằng:
Quên rồi màu lá cây xưa
Thì không thể nào mạnh bằng thế hệ học trò lớn lên bằng:
Việt cường nổi tiếng Á Đông.
Tôi chắc rằng mỗi người trong chúng ta đều có những kỷ niệm đáng nhớ đối với những tác phẩm văn chương vào đời của mình. Có người vừa xuất hiện đã thành danh ngay nhưng một thời gian sau không viết được nữa, có người đi vòng nhiều lần nhưng càng về sau càng để lộ sức đi lên, đi xa. Có lẽ những người trong nhóm thứ hai thường bị ám ảnh bởi một thứ gì như tâm sự nỗi niềm. Tôi nhớ đến hai câu của Trần Nhuận Minh, rất hay:
Mỗi người một câu hỏi
Đi mang mang trong đời
Nhưng câu hỏi của anh là câu hỏi nào?
Đi mang mang trong đời
Nhưng câu hỏi của anh là câu hỏi nào?
Trần Nhuận Minh:
Trở lại một chút với hai câu thơ đầu tiên ở tuổi học trò của hai chúng ta. Anh có thấy điều này không? Nó thấp thoáng hé ra một cái gì đó mà sau này chúng ta sẽ phải đi tiếp đến hết cả một đời người. Câu thơ của anh chỉ là một nét thoáng qua, nhưng rất thanh tao, tinh tế. Còn câu của tôi thì mạnh bạo, có hơi hướng sử thi…
Còn về câu thơ Mỗi người một câu hỏi…
Năm 2010, anh có tập sách Thơ đến từ đâu. Không có dấu chấm hỏi, nhưng theo tôi, đó là một câu hỏi thú vị anh đặt ra cho các nhà thơ. Đến nay, tôi chưa thấy ai trả lời thẳng vào câu hỏi này. Vì vậy tôi muốn thử tìm cách trả lời trong một câu giản dị và thẳng thắn: thơ đến từ nhà thơ.
Đó là câu hỏi của số phận. Người đặt ra câu hỏi ấy, không biết là ai, vậy thì cứ tạm cho là ÔNG GIỜI và bất cứ người nào sống trên trái đất này, cũng phải chấp nhận câu hỏi mơ hồ và khắc nghiệt ấy, khi người đó cất tiếng khóc đầu tiên. Câu hỏi ấy, với ma lực sáng láng và tối tăm, rõ ràng và huyền bí, sẽ dẫn anh đi suốt một cuộc đời mà anh không hề biết, cho đến khi anh nằm dưới đáy huyệt, mà trước đó khoảng vài chục giờ, anh chỉ mơ hồ nhận ra khi chợt nhìn thấy cái lưỡi hái của thần Chết…
Tôi có bài thơ về câu hỏi ấy đấy, đã đăng báo vài ba lần, dự định sẽ in trong tập thơ văn xuôi có tên là Hoàn nguyên. Anh đọc nhé!
CÂU HỎI ẤY
Mỗi người đều phải trả lời một câu hỏi trong suốt cuộc đời mình
Câu hỏi ấy cùng với mình sinh ra, có thân thì cũng có câu hỏi ấy
Ai đặt ra câu hỏi ấy
Suốt đời mình không biết
Câu hỏi ấy là gì
Mình chỉ có thể mơ hồ nhận ra khi tự tổng kết cuộc đời
Và chiếc búa biết câu trả lời
khi đóng đinh vào nắp quan tài
để chấm dứt một kiếp sống
Câu hỏi ấy như có lại như không
Áp vào cuộc đời mình
Lỏng lẻo như chiếc mũ đội đầu
Gió bay
Chặt cứng như cái xích sắt còng chân
Lửa hàn không thể cắt…
Bạn ơi, bạn có thấy chăng
Câu hỏi ấy điều hành hơi thở
Đập trong tim mình thành nhịp
Nó đẩy bạn quặt về bên này hay lao tới phía bên kia
Giữa dòng xoáy chóng mặt của thời cuộc
Mình đã tự trả lời câu hỏi ấy mà mình cũng không hay
Chỉ có lưỡi biết vì sao
giọt nước mưa chảy xuống môi mình có vị mặn…
Hình như có
Hình như không
Nó tồn tại đâu đây
Trong tâm tưởng và ngoài tâm tưởng
Dằng dặc gập ghềnh con đường số phận
Những khoảng khắc khôn lường
Nó thay mình mà quyết định
Mình không phải là mình mà vẫn là mình
Bạn ơi
Câu hỏi ấy cùng với mình sinh ra, có thân thì cũng có câu hỏi ấy
Ai đặt ra câu hỏi ấy
Suốt đời mình không biết
Câu hỏi ấy là gì
Mình chỉ có thể mơ hồ nhận ra khi tự tổng kết cuộc đời
Và chiếc búa biết câu trả lời
khi đóng đinh vào nắp quan tài
để chấm dứt một kiếp sống
Câu hỏi ấy như có lại như không
Áp vào cuộc đời mình
Lỏng lẻo như chiếc mũ đội đầu
Gió bay
Chặt cứng như cái xích sắt còng chân
Lửa hàn không thể cắt…
Bạn ơi, bạn có thấy chăng
Câu hỏi ấy điều hành hơi thở
Đập trong tim mình thành nhịp
Nó đẩy bạn quặt về bên này hay lao tới phía bên kia
Giữa dòng xoáy chóng mặt của thời cuộc
Mình đã tự trả lời câu hỏi ấy mà mình cũng không hay
Chỉ có lưỡi biết vì sao
giọt nước mưa chảy xuống môi mình có vị mặn…
Hình như có
Hình như không
Nó tồn tại đâu đây
Trong tâm tưởng và ngoài tâm tưởng
Dằng dặc gập ghềnh con đường số phận
Những khoảng khắc khôn lường
Nó thay mình mà quyết định
Mình không phải là mình mà vẫn là mình
Bạn ơi
Nó dẫn chúng mình tự tìm đến với nhau
Rồi lại khiến chúng mình giã biệt…
Rồi lại khiến chúng mình giã biệt…
22. Nguyễn Đức Tùng:
Bài thơ có vẻ “bất khả tri”.
Trần Nhuận Minh:
“Có vẻ”… thì đúng rồi. Đã có một thời ta phê phán rất gay gắt quan điểm này, vì cho rằng, cái gì chúng ta cũng hiểu được, cái gì chúng ta cũng cải tạo được theo ý mình. Không đơn giản thế đâu. Trong đời mỗi người, vẫn có một cái gì đó không hiểu nổi, không tự giải thích được và cái đó chi phối ít hay nhiều số phận của mỗi chúng ta. Thơ cũng thế thôi. Nhiều khi ta sáng tạo ra nó theo linh tính chứ không phải theo lý luận và chỉ khi mình “vô ngã” thì nó mới tự nhiên ra đời. Vì vậy, càng học thơ, làm thơ, càng thấy thơ có một cái gì đó rất khó nắm bắt, rất khó chinh phục. Nó rất mơ hồ nhưng lại mơ hồ tới mức chính xác. Hình như thơ phát triển được, để mỗi người mỗi khác, ngay trong một người cũng mỗi giai đoạn mỗi khác, là nhờ ở cái mơ hồ rất chính xác này. Thậm chí trong một số trường hợp, bài thơ như ra đời trong vô thức. Vì thế mà những đỉnh cao mới, mới có cơ hội xuất hiện và những lý luận về thơ mới căn cứ vào đó mà luôn luôn được bổ sung. Cũng bởi thế, mà anh với tôi mới có cuộc trò chuyện văn chương với nhau và tập sách này mới được ra đời. Không bao giờ có chỗ tận cùng. Ngay nhà thơ Bùi Giáng, được coi là người: “ Ngủ ra thơ. Thở ra thơ. Đi ra thơ. Đứng ra thơ.” Vậy mà Bùi Giáng còn viết: Nhưng thơ là gì? / Thì đó là điều / Ta không biết. Do vậy, nếu ai nói rằng, mình đã hiểu hết thơ, thì tôi nói ngay rằng, người đó là một kẻ dối trá.
Về nghệ thuật, phạm vi hẹp hơn và mình có thể làm chủ được, tôi hiểu câu hỏi mà tôi phải tự trả lời trong suốt cuộc đời mình. Đó là số phận của nhân dân trong những va đập của thời cuộc. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc và nhân loại, có những cú va đập kinh hoàng như thế kỷ XX mà chúng ta vừa trải qua…
23. Nguyễn Đức Tùng:
Anh là người làm thơ có suy tưởng triết học, có lẽ vì thế mà khi đọc thơ anh, những bài thơ dài, và khi trò chuyện, riêng tôi cảm thấy gần gũi hơn so với một số nhà thơ khác, cùng tuổi tác và hoàn cảnh ra đời như anh.
Thế gian lộng lẫy vàng
Ta cởi trói các giác quan
Ta cởi trói các giác quan
Theo tôi, thơ ca là người chị em của triết học. Thanh niên chúng tôi lớn lên trong một nền giáo dục tự do, đứa nào cũng phảng phất một chút tư tưởng triết học, thậm chí một chút chán đời hay phi lý mơ mộng. Ngày nay nhìn lại, nhiều người tự đấm ngực cho rằng đó là sự bắt chước máy móc, kiểu làm dáng rẻ tiền có tính phong trào, như mốt áo quần phụ nữ. Tôi nghĩ khác. Tôi cho rằng bất chấp tất cả những khuyết điểm của nó, các phong trào thời thượng trí thức, đặc biệt mang tính triết học, cũng dạy cho những người trẻ tuổi khả năng mơ mộng và phương pháp tiếp cận chân lý từ các phía khác nhau, dạy cho họ biết rằng không bao giờ có một sự thật duy nhất, một lịch sử bất biến, một sự tồn tại duy nhất. Tôi cũng tin rằng một nền thơ xa rời triết học là một nền thơ không có tương lai. Nhưng mặt khác, triết học không phải là các bài giảng đạo lý, và thơ không phải là sự mô tả các ý tưởng. Khi đọc, tôi thích nhất là những câu thơ, bài thơ có giọng hồn nhiên, ít dùng đến nghệ thuật tu từ, mà vẫn có tác động thẩm mỹ, như đoạn thơ dưới đây:
Tôi sinh ra trong mưa bão Kinh Thầy
Tháng Tám nước dâng
Trũng gương mặt đói…
Mẹ tôi hai mươi bốn tuổi
Đôi mắt lặng thầm buồn mênh mông…
Bà đỡ đặt tôi vào giữa nong
Mong tôi lắm thóc nhiều tiền
Không phải ăn mày ở đợ
Bà quấn cho tôi vạt áo cũ
Ngai ngái mồ hôi
Tôi khóc chào đời
Tháng Tám nước dâng
Trũng gương mặt đói…
Mẹ tôi hai mươi bốn tuổi
Đôi mắt lặng thầm buồn mênh mông…
Bà đỡ đặt tôi vào giữa nong
Mong tôi lắm thóc nhiều tiền
Không phải ăn mày ở đợ
Bà quấn cho tôi vạt áo cũ
Ngai ngái mồ hôi
Tôi khóc chào đời
Tiếng nghẹn trong cổ
Bà đỡ khẽ kêu: Thằng này rồi sẽ khổ…
Bà đỡ khẽ kêu: Thằng này rồi sẽ khổ…
Người đọc có thể không chú ý lắm đến nội dung, nhiều khi không kịp hiểu tác giả định nói gì. Chuyện đó về sau. Cái họ bắt gặp đầu tiên là sự thu hút của nó, sự hấp dẫn của cái đẹp, của vần điệu và hình ảnh, của tiếng nói đang vang lên. Nhưng phân tích cho cùng mỗi bài thơ, hay mỗi đoạn thơ có sức hấp dẫn riêng, thường là do nhạc điệu, trước hết là nhạc điệu. Và sau đó là giọng điệu.
Tôi sinh ra trong mưa bão Kinh Thầy
Đây là một câu thơ khó, chỉ người làm thơ mới biết là khó, vì nó có tính khởi động cho một đoạn thơ, một dòng chảy. Như ca sĩ đang lắng nghe dàn nhạc chơi những nốt đầu tiên để bắt vào bài hát. Câu thơ ấy, mới đọc thì giản dị, nhưng thật ra công phu. Nó thiết lập một giọng điệu. Đó là giọng thân mật, có tính tự truyện, rất cá nhân, vì vậy mà có tính chân thành.
Mẹ tôi hai mươi bốn tuổi
là mới. Ít nhất là trong dòng chảy chung mà tôi tạm gọi là văn học chính thống xã hội chủ nghĩa trong khoảng thời gian 1954 đến 1975 và kéo dài sau đó nhiều năm. Mặc dù nhiều người sẽ không để ý. Không phải là anh không có chút “làm dáng” khi hạ giọng khiêm tốn, nhưng đó là sự làm dáng đáng yêu, phải để ý lắm mới nhận ra, mà người đọc chấp nhận được.
Tôi khóc chào đời
Tiếng nghẹn trong cổ…
Tiếng nghẹn trong cổ…
Thơ thu hút người ta ở chỗ này: nói không thật mà vẫn là sự thật, nói thật mà vẫn không cần đến hiện thực. Nhưng anh có khổ không?
Trần Nhuận Minh:
Khổ hay không là một khái niệm rất tương đối và còn tùy cách cảm nhận của từng người. Trong Bản Xônat hoang dã, tôi có viết:
Đức Vua rất khổ
Vì bị cầm tù trên ngai vàng
Và ngày nào cũng ghê sợ rượu thịt…
Vì bị cầm tù trên ngai vàng
Và ngày nào cũng ghê sợ rượu thịt…
Tôi tin là mình đã nói rất đúng nỗi khổ của nhiều ông vua. Nhưng với biết bao người, thì đó là mơ ước ngàn đời đấy chứ. Thậm chí không ít trường hợp là mục đích của các cuộc chiến tranh dìm chết nhiều chục triệu người trong biển máu, để có ngai vàng cho một mình mình ngồi và có rượu thịt, trước hết cũng là cho một mình mình “chén” cái đã… Rồi vợ đẹp. Có vợ đẹp sướng lắm chứ. Nhưng không ít anh khốn khổ chẳng ra người chỉ vì có cô vợ đẹp. Cũng đã có những cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia “giết mấy chục vạn người”, nói cho cùng, chỉ vì giành nhau một người đàn bà đẹp, mặc dù cuộc chiến tranh đó được tuyên bố bởi những lý do cao cả khác…Trong Đốm lửa (tập thơ chưa xuất bản) tôi viết:
Tôi chưa thấy một người đàn bà đẹp nào
Mang đến cho chồng mình niềm hạnh phúc…
Mang đến cho chồng mình niềm hạnh phúc…
Hạnh phúc là sự hài hòa của mọi cái sướng. Nghĩa là có vợ đẹp rất khổ, có khi toi đời vì một chuyện không đâu… Anh cần lấy ví dụ không? Nhiều lắm… Nói chung là như thế.
Còn với cá nhân tôi, nỗi ám ảnh đáng sợ nhất của tuổi thơ tôi là đói. Đói là cái tận cùng của cái khổ, cái thấp nhất của cái khổ và cũng là cái quan trọng nhất để làm thành cái khổ. Không phải ngẫu nhiên mà nói đến cái khổ, cha ông ta thường nói đến đói rét, đói trước, rét sau. Rét thì còn có mùa, trong mùa còn có ngày, chứ đói thì quanh năm, suốt tháng. Tôi đã chịu những cơn đói ghê gớm, những cơn đói mà ranh giới giữa con vật và con người trở nên rất mong manh.
Ai ơi, cấy lúa năm, năm (5 x 5)
Tháng ba ngày tám cứ nằm cũng no
Đến khi mà lúa chín vàng
Trải chiếu bốn chàng ngồi cũng không xiêu…
Tôi viết ý ấy, vì người ta đưa cho tôi tờ báo ảnh Trung Quốc, chụp bốn chàng thanh niên lực lưỡng ngồi trên bốn góc chiếu trải trên những cây lúa vàng rực.
Tháng ba ngày tám cứ nằm cũng no
Đến khi mà lúa chín vàng
Trải chiếu bốn chàng ngồi cũng không xiêu…
Tôi viết ý ấy, vì người ta đưa cho tôi tờ báo ảnh Trung Quốc, chụp bốn chàng thanh niên lực lưỡng ngồi trên bốn góc chiếu trải trên những cây lúa vàng rực.
24. Nguyễn Đức Tùng:
Đó là năm nào? Những điều gì đáng nhớ nhất trong ký ức tuổi thơ của anh?
Trần Nhuận Minh:
Đó là năm 1959, tôi 15 tuổi.
Gia đình tôi là một trong những gia đình đầu tiên vào hợp tác xã nông nghiệp, từ đầu năm 1958. Năm 1959 thì có chuyện “cải tiến kỹ thuật” chết người đó, học của Trung Quốc. Cùng với cấy lúa 5 x 5 đã nói ở trên, là cho lợn ăn phân trâu. Lợn chảy bụng ra lõng bõng như cái túi lủng lẳng, mắt toét nhoèn. Phân lợn cũng không có tác dụng để bón cho lúa. Rồi trồng khoai ụ, chẻ tre đan những cái sọt to như cái bồ, có bao nhiêu phân và đất màu mỡ thì hót lên, đổ vào trong cái bồ đó, làm thành cái ụ, cao ngang đầu người, dây khoai lang đặt vào xung quanh… cuối cùng, khoai chết, ụ đất thành một cái lô cốt rắn như đá, tôi phải dùng xà beng mới bẩy ra được, mà ruộng thì bạc hết màu… Xóm tôi đã có người chết đói vào năm đó. Chính tôi đã xem anh Luận, nhà liền nhà tôi, bó người chết trong cái chiếu đem chôn, mồm người chết cứ mở to ra như mồm con cá ngão. Lúc ấy tôi mới biết rằng, không ai khép cái mồm người chết đói vào được. Sở dĩ có người chết đói vì không ai dám báo cáo lên cấp trên là hợp tác xã có người đói để cứu đói. Và khi chết đều chết vì tả. Nên có báo cáo thì báo cáo là chết bệnh, không phải chết đói. Đói quá cái gì cũng ăn. Ví như lá sắn, lá sung, đều đem luộc, ăn được tất. Làng cứ nháo nhác cả lên. Lúc ấy, tôi mới thấy giá trị của cây đu đủ, ăn hết quả rồi ăn thân cây, bỏ cái vỏ ngoài và cạo sạch cái lòng trắng bên trong, luộc đổ nước đầu đi, rồi nấu là ăn được, rồi ăn lá, nấu như nấu canh, rồi đào ăn cả rễ. Lần đầu ăn nôn nao như say, sau chỉ cồn ruột thôi, nhưng chịu được. Tôi đã làm và ăn những thứ ấy. Nhà tôi có cái ao thả bè muống, nên khá hơn, còn gốc rau muống già, ăn xen vào. Gốc muống thái nhỏ phơi khô, thổi lên như thổi xôi, vật ra giá, trông đen như phân trâu. Tôi đã ăn vã món này đến bốn, năm bát một bữa. Vì gặp cái gì cũng ăn, rồi uống nước lã, nên cả làng đi tả, tức là chết vì bệnh tả, chứ không phải vì đói, nhưng thực ra là chết đói… Vì chết do tả, nên người ta chôn vội chôn vàng, sợ lây nhiễm. Có một trường hợp rất đau lòng, khi sang cát (cát táng) mở quan tài của một bà, là mẹ cô em họ tôi, thấy con dao thường bổ cau (bà ăn trầu), rất sắc nhọn, buộc cái quai vào giải rút quần, cắm chặt vào mép tấm ván thiên ngang ngực người chết. Quan tài lúc ấy, đóng vội bằng gỗ tạp nên gỗ rất mềm. Mọi người bật khóc, vì nghĩ rằng, sau khi chôn, bà đã sống lại và bằng cách đó, báo cho con cháu sau này biết…
Năm ấy, chú Khoa một tuổi, cũng bị đói rồi đi tả, tôi lay mãi vẫn bất động. Tôi kêu lên. Mẹ tôi vừa đi làm đồng về, òa khóc. Anh Luận, người liền nhà, tôi đã nói trên, khoảng bốn mươi tuổi, sau khi dứt một sợi tóc của Khoa đặt ngang lỗ mũi không thấy sợi tóc lay động, bèn kêu to lên là thằng cu đã chết rồi. Anh lấy cái chiếu võng, bó Khoa tròn lại, rồi buộc rất chặt ba nút lạt, pha ra từ một cây tre non, chuẩn bị đem chôn vội, vì sợ lây, nhưng mẹ tôi bảo chờ chút đã… Tôi hớt hải chạy nhanh đến nhà cậu ruột tôi, ông Trần Quang Tính, một thầy lang rất giỏi nghề, lúc ấy may sao lại có nhà. Cậu tôi đến kịp thời, sau khi cởi nút lạt, phanh hết áo ra, người Khoa đã tái nhợt… Ông rắc cái gì vào rốn Khoa (hình như là đất vách – tôi không dám chắc), cho Khoa ngậm một cái gì đó, rồi bảo tôi chạy đi tìm gấp ông Nguyễn Văn Thảo ở làng bên. May sao ông Thảo cũng lại có nhà. Ông Thảo làm y tá quân đội vừa về phục viên. Ông tiêm cho Khoa một mũi thuốc cấp cứu rồi rút 5 đồng tiền trong túi cho tôi vay, bảo tôi chạy nhanh đi mua thuốc.Ông ghi tên một cửa hàng thuốc ở mãi thị xã Hải Dương, cách làng tôi 10 km và một con đò rộng, nước ngập mênh mông (đò Hàn). Tôi đội nón, khoác áo tơi, vừa chạy gằn vừa thở, sao cho thật nhanh. Lại may nữa (số chú Khoa không chết được): lúc đi và lúc về, đều có đò đợi sẵn, không phải chở. Mà chờ một chuyến đò thì rất lâu. Tôi mệt tưởng đứt hơi. Sau này, tôi mới biết, thứ thuốc ông Thảo sai mua là sâm, năm đồng được một mẩu bằng hai đốt ngón tay út. Mẩu sâm này đã cứu sống chú bé.
Bố mẹ tôi coi ông Thảo là người cha tinh thần của chú Khoa. Tết năm nào, bố mẹ tôi cũng sắm một túi quả nhỏ biếu ông, để tạ ơn, cho đến khi ông qua đời… Cách đây mấy năm, tôi phải đáp máy bay vào Sài Gòn, rồi thuê tắc xi đến một thị trấn nhỏ ở tỉnh Bình Dương, để viếng một bà hàng xóm, chỉ vì năm đó, khoảng 10, 11 giờ đêm khuya khoắt, bà ấy thường gọi một tiếng rất nhỏ ở bờ tre, đôi khi tiếng gọi đã nhỏ lại thều thào, vậy mà tôi vẫn nghe thấy ngay, để tôi ra nhận một bát cơm bà xới bớt lại, giấu không cho chồng con biết, bà gọi cho tôi, gói trong lá khoai nước. Tôi phải san cho mẹ và cho em, nhưng mẹ tôi thường không ăn, rồi tôi mới ăn mấy miếng phần của mình. Hương vị của những miếng cơm ấy thì suốt đời tôi không sao quên được…
Đó là ký ức thuở đầu đời của tôi… Có lẽ vì thế, những câu thơ của Tố Hữu, viết ở thời điểm đó, làm tôi phấn chấn vô cùng:
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao …
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao …
5. Nguyễn Đức Tùng:
Tôi nhớ một nhà văn nổi tiếng có nói: chỉ những người dũng cảm và trung thực mới có thể kể lại những chuyện đau buồn, phơi ra những vết thương kín hoặc là của cá nhân, của gia đình hay xứ sở mình.
Chuyện của anh xảy ra vào năm 1959 đến đầu năm 1960. Tôi hiểu rằng đó là anh chỉ mới nói về cái đói, rất cụ thể, và còn những điều khác nữa.
Ngày nay, nhìn lại những nỗi khổ vừa kể, anh cảm nhận về chúng như thế nào, và có thể giải thích nguyên nhân được không?
Ngày nay, nhìn lại những nỗi khổ vừa kể, anh cảm nhận về chúng như thế nào, và có thể giải thích nguyên nhân được không?
Trần Nhuận Minh:
Lũ lụt là khổ lắm chứ! Hàng trăm người chết, hàng nghìn người màn trời chiếu đất. Anh chả lạ gì. Nhưng sau khi nước rút đi, ruộng đồng lại thêm một lần đắp bồi màu mỡ, do đó, ta thường được mùa lớn. Cái lẽ đời là thế đó.
Không phải niềm vui mà chính là nỗi khổ
Đã dạy tôi thành Người…
Đã dạy tôi thành Người…
Tôi đã viết thế. Bây giờ nghĩ lại, nói rằng, cảm ơn nỗi khổ thì thực buồn cười, và biết đâu, có người sẽ nghĩ là mình giả dối. Nhưng không có nỗi khổ đó, chắc gì tôi đã hiểu đời, tôi đã thương người như bây giờ. Anh biết không, chắc chắn đấy là một trong những lý do quan trọng nhất khiến tôi cầm bút. Nếu sung sướng, chắc gì tôi đã đến với văn chương.
Đúng như anh nói, chỉ có những người dũng cảm và trung thực mới dám phơi ra những vết thương kín của cá nhân mình, gia đình mình hay xứ sở mình. Nhưng người Việt Nam nói chung, không dễ chấp nhận tinh thần trung thực và dũng cảm theo cách đó. Bao giờ người ta cũng đặt nó trong đạo lý, để có một cách ứng xử cho phải đạo. Cho nên trong tư duy của người Việt Nam, bên cạnh cái đúng và cái sai, phân biệt nói chung là dễ dàng, còn có cái nên và cái không nên, cái phải và cái không phải, rất khó phân biệt, nghĩa là đặt cái đúng và cái sai, trong sự kiểm soát của những quy phạm về đạo đức. Ở Việt Nam ta, những chuẩn mực của đạo đức đôi khi còn bắt cả “khoa học” cũng phải phục tùng, và vì thế, nói chung, chân lý với chủ nghĩa nhân văn không phải bao giờ cũng là một.
26. Nguyễn Đức Tùng:
Sự trung thực của nhà thơ bao giờ cũng được lịch sử lâu dài ghi nhận, nhưng muốn được lịch sử ghi nhận, trước mắt phải trả giá đắt, vì vậy nhiều người không trả được. Mặt khác, người xưa cũng nói: bất bình tắc minh. Không có tâm sự khốc liệt thì không bật ra thành tiếng kêu, không thành văn chương hay được. Những câu thơ của Nguyễn Thụy Kha:
Em bỏ ta đi giữa đời buồn chật chội
Không thể sống hèn hơn không thể sống
tồi hơn bây giờ đã là tội lỗi
Lặng lẽ ngang tàng ngơ ngẩn cùng cây bộc lộ một tâm trạng xúc động mạnh mẽ. Nhưng chính hình ảnh đẹp cuối cùng đã “cứu” cho ý tưởng mạnh của cả bài thơ. Tôi tin rằng hoàn cảnh cá nhân thường là cảm hứng trực tiếp của người viết.
Không thể sống hèn hơn không thể sống
tồi hơn bây giờ đã là tội lỗi
Lặng lẽ ngang tàng ngơ ngẩn cùng cây bộc lộ một tâm trạng xúc động mạnh mẽ. Nhưng chính hình ảnh đẹp cuối cùng đã “cứu” cho ý tưởng mạnh của cả bài thơ. Tôi tin rằng hoàn cảnh cá nhân thường là cảm hứng trực tiếp của người viết.
Nhà lá ba gian
Kẽo kẹt tiếng võng
Ao hồ mờ mịt khói sương …
Kẽo kẹt tiếng võng
Ao hồ mờ mịt khói sương …
Mấy câu thơ của anh nhắc tôi đến sự trở về. Mỗi người đều có một nơi chốn để trở về.
Quê hương chẳng hạn. Cũng như:
Quê hương chẳng hạn. Cũng như:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Cho con trèo hái mỗi ngày
(Đỗ Trung Quân)
Quê hương của anh thời trước và bây giờ ra sao? Lai lịch gia đình anh, chẳng hạn?
Trần Nhuận Minh:
Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, từ xa xưa, tại làng Điền Trì, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong lịch sử văn hóa xứ Đông (Hải Dương), dòng họ tôi được ghi là Trần Điền Trì, xếp sau họ Vũ Mộ Trạch, huyện Bình Giang, một dòng họ nhiều tiến sĩ nhất nước. Từ đường dòng họ tôi đã được xếp hạng Di tích lịch sử và văn hóa.
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn, Địa chí Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương biên soạn xuất bản và Niên phả lục, do phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đăng Na biên dịch, Nhà xuất bản Văn học ấn hành và nhiều thư tịch khác, thì cụ tổ chín đời của tôi là Trần Thọ, có sách ghi là Trần Đạo, (1639 – 1700), tự là Nhuận Phủ, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến chức Bồi tụng, rồi Tham tụng, Hình bộ thượng thư.
Cụ tổ bốn đời là Trần Tấn (1863 – 1887), tham gia phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi, là tiểu tướng của Nguyễn Thiện Thuật, 24 tuổi, đã hy sinh trong một trận chỉ huy chống càn, khi quân Pháp đánh vào căn cứ Bãi Sậy.
Ông nội là nhà nho nghèo, học giỏi nhưng người Pháp không cho làm việc gì. Ông dạy học tư ở xã xa, lấy con gái ông chủ nhà trọ, sau này là bà nội tôi, gia cảnh rất sa sút, đói kém. Bố tôi là người đi cày thuê, rất ít học, nhà có ba sào ruộng xấu, bạc điền, được chính quyền mới cấp cho năm 1946, sau cách mạng tháng Tám. Năm Cải cách ruộng đất, nhà tôi được quy thành phần là bần nông…
27. Nguyễn Đức Tùng:
Tôi có một thắc mắc: trong Cải cách ruộng đất, những người được quy là thành phần bần nông, như trường hợp gia đình anh, có được chính quyền nâng đỡ đặc biệt gì không?
Trần Nhuận Minh:
Có chứ, được chia 3 sào 10 thước ruộng, 1/4 con trâu, 1 cái cối đá thủng và 1 cái nồi đồng bị bẹp lõm ở vai nồi (có lẽ do quăng quật, giằng co với địa chủ khi đến tịch thu) không có vung. Tất cả những cái đó gọi là “quả thực”. Cái nồi đồng bẹp thì mẹ tôi đem trả vì biết là của một bà địa chủ trong xóm, còn cái cối đá thủng thì chịu không biết của ai, để ở góc vườn, mỗi năm dùng vài ngày để đập lúa, hoặc cho hàng xóm mượn đập lúa, sau đó quên không biết cho ai mượn mà đòi và người mượn cũng không thấy vần trả. Còn hơn 3 sào ruộng và một góc con trâu, thì lại nộp trả cho làng, khi vào hợp tác xã.
Thắng lợi vĩ đại nhất của Cải cách ruộng đất là “người cày có ruộng”, như người ta thường nói, nhưng người dân cày chỉ được làm chủ phần ruộng của mình trong vòng hơn một năm, như ở làng tôi, là từ cuối năm 1956 đến đầu năm 1958. Tôi rất nhớ cái cảnh tưng bừng, cờ bay trống đánh tùng tùng, khi nhiều người, trong đó có tôi, cắm cái biển ghi tên bố mẹ mình viết bằng phấn trắng lên tấm bìa các tông, kẹp vào cái gậy, cắm xuống thửa ruộng được chia. Và sau đó một năm, cảnh cũng rất tưng bừng, khi cả làng mang cuốc đi phá bờ ruộng, san phẳng các gò đống, mở rộng diện tích cấy lúa cho hợp tác xã. Đầu lâu và xương người, từ những cái tiểu không có ai nhận, hoặc chưa biết, chưa kịp đến nhận, tụ thành từng đống, dùng xẻng xúc lên xe cút kít, đổ ào ào xuống chuôm, rồi lấp đất đi.
Khi trả ruộng cho làng (vào hợp tác xã nông nghiệp) người nông dân đi làm thuê cho hợp tác xã để lấy công điểm:
Xã viên làm việc bằng hai
Để ông chủ nhiệm mua đài mua xe ….
Xã viên làm việc bằng ba
Để ông chủ nhiệm xây nhà xây sân ….
Để ông chủ nhiệm mua đài mua xe ….
Xã viên làm việc bằng ba
Để ông chủ nhiệm xây nhà xây sân ….
Dân miền Bắc không ai không thuộc mấy câu ca dao rất phổ biến này, nó là thực tế rất rõ rệt của một thời…Tất nhiên xã viên làm việc bằng hai, bằng ba, còn là để góp lương thực cho công cuộc bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, nhưng đó lại là một chủ đề khác, sẽ bàn vào dịp khác.
28. Nguyễn Đức Tùng:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Giữa trưa tháng sáu
(Trần Đăng Khoa)
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Giữa trưa tháng sáu
(Trần Đăng Khoa)
Lam lũ nhọc nhằn mới có hạt gạo, nhưng mà vẫn:
Tôi đi học
Những câu thơ sương khói một thời
Đồng cỏ xanh non
Run rẩy vài ba hoa lê trắng …
(Trần Nhuận Minh)
Những câu thơ sương khói một thời
Đồng cỏ xanh non
Run rẩy vài ba hoa lê trắng …
(Trần Nhuận Minh)
Tôi có cảm giác như bên dưới lớp vỏ cây xù xì hiện thực đầy gai nhọn là dòng nhựa non trong trẻo. Trong thời buổi khó khăn ấy mà anh vẫn giữ được tâm hồn thơ mộng như thế là nhờ đâu?
Trần Nhuận Minh:
Nhờ thơ. Cụ thể là nhờ quyển Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà tôi đã nói ở trên. Nghe, có thể sẽ khó tin, vì tôi có vẻ “tuyệt đối hóa” Truyện Kiều, phải không? Nhưng trong tôi đúng là như thế đấy. Trong bốn câu thơ trên, thì hai câu cuối là tôi rút ý từ trong Truyện Kiều:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…
Thủa bé, tôi ở nhà ngoại, vì bố mẹ tôi luôn cãi nhau. Hai vị cùng tuổi (sinh 1920) không hợp tính nhau, nhưng thành gia thất là do sự sắp đặt của ông đồ và ông thày lang, tức ông nội và ông ngoại tôi. Tôi đã ghi lại điều đó trong trường ca Đá cháy:
Mẹ tôi vào phường cấy thuê
Với câu hát buồn tứ xứ
Gặp cha là lại cãi nhau
Tôi không hiểu vì đâu
Đứng khóc một mình không ai dỗ …
Với câu hát buồn tứ xứ
Gặp cha là lại cãi nhau
Tôi không hiểu vì đâu
Đứng khóc một mình không ai dỗ …
Ở ngoại là ở với bà cô em ruột ông ngoại tôi, tên là Xuân, thường gọi là bà đồng Xuân, một người mù bẩm sinh, làm nghề bói toán, nuôi con thứ ông ngoại tôi làm con, là em ruột ông thày lang mà tôi vừa nói tên ở đoạn trước. Chính ông cậu này (Trần Quang Tuyên) bế tôi:
Cậu tôi bế vẹo xương sườn
À ơi con cò con vạc …
Tôi lê la vày đất nghịch cát
Chơi một mình, ngủ một mình …
Bà không biết đọc, dĩ nhiên, nhưng tôi không hiểu sao bà thuộc Kiều và dạy cho tôi từ rất nhỏ, hình như từ ba bốn tuổi. Nhiều đêm, tôi đã ngủ thiếp đi trong tiếng lẩm nhẩm đọc Kiều từ trong trí nhớ của bà.
À ơi con cò con vạc …
Tôi lê la vày đất nghịch cát
Chơi một mình, ngủ một mình …
Bà không biết đọc, dĩ nhiên, nhưng tôi không hiểu sao bà thuộc Kiều và dạy cho tôi từ rất nhỏ, hình như từ ba bốn tuổi. Nhiều đêm, tôi đã ngủ thiếp đi trong tiếng lẩm nhẩm đọc Kiều từ trong trí nhớ của bà.
Anh cứ hình dung, thuở ấy, ở một làng quê xa, đói nghèo và rất hẻo lánh, trong đêm đen thăm thẳm sâu và im lặng như tờ, trong một ngôi nhà tranh vách đất nhỏ bé, vắng lặng, chỉ có ba người, mà cậu tôi thì đã ngủ ngay từ chập tối, những câu Kiều vang động từ tâm thức của một người mù, mà người đó lại là nữ, rất giầu lòng trắc ẩn, sống đến già không chồng không con… thì nó dội vào tâm hồn thơ trẻ và vô cùng non nớt của tôi với sự “chiếm đoạt”, có thể nói là duy nhất và tuyệt đối… Có lẽ vì thế, mà tôi dám nói rằng: những câu Kiềuthấm vào tâm hồn tôi sâu sắc hơn hẳn nhiều người khác, như nước thấm vào cát, như máu thấm vào da thịt người …. Chính nó dần dần hình thành trong tôi một thái độ sống, là yêu thương tôn trọng con người, loại bỏ sự hận thù; biết tôn trọng sự thật, nhận ra mọi giá trị, nếu có được, là từ sự thật; là vươn tới cái đẹp, tin vào cuộc đời có nhân có quả. Cứ sống cho tốt, cho trong sáng, nhường nhịn, chịu thương chịu khó, ăn ở cho lương thiện… nhất định sẽ được hưởng phúc lành…
Tôi thoát ra khỏi cái hiện thực “xù xì đầy gai nhọn” như anh nói, để mà “mơ mộng”, mà tin vào tương lai… là nhờ đó… nhờ cái “vu vơ” trong cõi tinh thần xa xưa ấy đấy…
29. Nguyễn Đức Tùng:
Nếu đi xa hơn về mặt lý luận, cũng có những người sinh ra trong nhung lụa mà vẫn viết được những tác phẩm lớn, mới đi xa nhà vài hôm mà thơ văn đã phảng phất khí vị giang hồ, không cần đói khát cực khổ mà vẫn viết những dòng lay động lòng người. Anh có thấy vậy không?
Trần Nhuận Minh:
Xin thưa ngay là có. Đó là những nhà văn sinh ra trong nhung lụa, sống trong giầu sang, vẫn viết được những tác phẩm lớn, thậm chí rất lớn, nhất là những tác phẩm viết về chính đời sống trên nhung lụa của những người giầu sang phú quý. Họ cũng là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng, dù số lượng thường ít hơn, nhưng có người trong số họ vẫn đại diện cho tài năng, trí tuệ và tâm hồn của cả cộng đồng dân tộc hoặc quốc gia, thậm chí cả nhân loại.
Một ví dụ. Tôi đọc Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, suốt 80 hồi đầu, chỉ tả ăn chơi hưởng lạc của gia đình Giả Bảo Ngọc mà hay vô cùng. Đọc mãi vẫn không chán. Không có những trang văn như thế, ngày nay làm sao chúng ta hình dung nổi giới quý tộc Trung Hoa xưa đã sống ra sao. Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi sau, không tài hoa bằng Tào Tuyết Cần nhưng sâu sắc thấu đáo hơn. Nếu Tào Tuyết Cần là cái cây lớn trổ nhiều sắc hoa đẹp thì Cao Ngạc là quả. Đến Cao Ngạc thì các vấn đề xã hội mới đậm hơn, dù câu văn đã mất đi khá nhiều cái bóng bẩy lung linh, hào hoa phong nhã của Tào Tuyết Cần.
Tôi rất phục tác giả đã sáng tạo nhân vật Phượng Thư, mà tôi cho là thành công nhất trong tác phẩm. Một nhà quản lý vô cùng tài giỏi lại hay sơ hở, đầu óc cực kỳ thông minh, thỉnh thoảng lại làm những việc rất ngu đần, bụng dạ hiểm độc khôn lường, nhưng lại được mọi người cho là nhân ái, bao dung… Tất cả đều nhất quán và hài hoà, tự nhiên, trong các mối quan hệ nhiều chiều, nhiều hạng người, trên dưới, ngang dọc của tác phẩm.
Theo tôi, cho đến tận bây giờ, khi nền văn học Trung Hoa đồ sộ đã có những tác phẩm kiệt xuất của Lỗ Tấn, Kim Dung, Cao Hành Kiện, Hồng lâu mộng vẫn là cuốn tiểu thuyết vô địch, lớn nhất, hay nhất, vĩ đại nhất Trung Hoa.
Tào Tuyết Cần xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lâu đời, thời trẻ từng sống trong “nhung lụa” vô cùng hào hoa phong nhã, tương tự như gia đình Giả Bảo Ngọc mà ông miêu tả trong Hồng lâu mộng. Chỉ riêng việc vua Khang hy nhà Thanh, năm lần đi tuần phương Nam, thì bốn lần ở hẳn nhà ông, đủ thấy nhà ông phải giầu sang phú quý và được bảo vệ cẩn mật đến mức nào. Như vậy, xuất thân giầu hay nghèo có quan trọng gì, cái quan trọng là khả năng “chiết xuất cuộc sống” giầu hay nghèo đó, mà tạo dựng thành tác phẩm nghệ thuật, và qua tác phẩm đó, phản ảnh được những hưng vong của một xã hội, thậm chí của cả một thời đại.
30. Nguyễn Đức Tùng:
Đồng ý với anh. Nhưng mặt khác tuổi thơ của một nhà văn thường để lại dấu ấn sâu trong tác phẩm; đó là lý do khiến các nhà nghiên cứu văn học tìm cách lý giải ý nghĩa và các yếu tố khác của một tác phẩm, dựa vào tiểu sử cá nhân. Khuynh hướng ấy đã được cực đoan hóa trong các trường phái phê bình xã hội như phê bình marxist, thậm chí hoàn toàn thay thế cho sự phân tích văn bản; tuy vậy, trong một mức độ nhất định, chúng vẫn còn có cơ sở khoa học.
Tôi cho rằng dấu ấn của hoàn cảnh cá nhân trong tác phẩm được thể hiện rõ nhất trong đề tài và sự lựa chọn đề tài của một người viết. Các nhà văn tiếng Anh cũng thường nhắc đến câu nói có tính phương ngôn:
Write what you know (Hãy viết về điều mà bạn biết)
Sự chọn lựa đề tài là một thao tác nghệ thuật có tính căn bản. Cách chọn đề tài của Trần Nhuận Minh trong thơ thường xuất phát từ những kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân, từ các cuộc gặp gỡ, các chuyến đi xa, có khuynh hướng dẫn về một câu chuyện kể hay một giai thoại. Yếu tố tự sự và giai thoại là điểm mạnh bậc nhất nhưng cũng là điểm yếu trong thơ trữ tình của Trần Nhuận Minh. Hình như bao giờ người đọc cũng rút ra được một bài học nào đó từ các câu chuyện mà anh kể.
Ngoài nỗi đói khổ, tuổi thơ của anh có những niềm vui nào khác?
Trần Nhuận Minh:
Trong nghệ thuật, tôi hoan nghênh cái cá nhân. Chỉ có đến đó, tự do mới xuất hiện và nhà văn, nhà thơ mới tạo ra được cái bản sắc. Trong thi ca cũng như trong các loại hình nghệ thuật khác, không có bản sắc nghĩa là không có cái gì. Những sáng tác dân gian là của cộng đồng tác giả, vẫn có thể tạo được bản sắc, nhất là qua nhuận sắc của nhiều người có tài, theo một xu hướng tư tưởng hay nghệ thuật nhất định. Người sau kế thừa người trước, đẩy cái bản sắc của người trước lên cao hơn. Thử nêu một ví dụ: thiên tài như W. Shakespeare, viết lời thoại cho nhân vật Hăm lét trong vở kịch vĩ đại Hăm lét (tôi chép lại theo trí nhớ):
Hăm lét: Vô lý! vô lý! vô lý!
Chỉ có thế. Anh thử hình dung: trên sàn diễn, nếu diễn viên nói cái vô lý thứ nhất chỉ đám đông khán giả, ý nói tất cả mọi người, cái vô lý thứ hai chỉ các giá sách, ám chỉ trí tuệ nhân loại mà đạo diễn đã cho bày tượng trưng trên sân khấu, và cái vô lý thứ ba, chỉ vào chính trái tim mình. Với ba cái chỉ tay, không có trong kịch bản của W. Shakespeare, sự phủ nhận của tác phẩm đã mang tính triệt để… Ấy là tôi ví dụ thế.
Còn tuổi thơ của tôi ư? Cũng có những niềm vui, nhưng rất hiếm hoi. Còn sung sướng thì dĩ nhiên là không rồi. Như nhiều người thuộc thế hệ tôi. Suốt những năm thơ bé, nhà tôi chỉ có chạy loạn. Tôi 9 tuổi, cõng cô Bình, em gái ruột tôi 1 tuổi, chạy lúp xúp trên bờ ruộng suốt mấy cánh đồng làng, từ An Bình sang Kim Bích xa đến 7 – 8 km, đạn bay vèo vèo. Có khi phải cõng em lội nước ngang bụng, có lần suýt chết đuối cả hai anh em, vì sa chân xuống chỗ sâu hơn. Thời ấy, dân làng vùng tôi chỉ cấy giống lúa “tám đen”, chịu được lũ lụt và hạn hán, thân cây lúa khá cao. Pháp càn, bắn đại bác, trong nhà cha mẹ tôi đang ở, các anh chị con bác ruột tôi đã chết vì đại bác.
Tôi học chữ A từ một anh giáo là du kích (lúc ấy gọi thầy giáo là anh, học trò xưng tôi), học lớp vỡ lòng và lớp một khoảng hai, ba tháng, bài học chỉ có ca dao vận động người Việt đi theo Pháp ra hàng. Biết đọc biết viết lại chạy loạn. Năm 1955, tôi vào học ngay lớp ba ở xã Hợp Tiến, cách làng tôi một cánh đồng, dài đến hơn 3 km. Nước ngập mênh mang. Ra khỏi làng, mấy đứa chúng tôi cởi quần áo vấn lên đầu, lội nước đến ngực. Rét quá thì lên đống “đấu đùi”, nghĩa là dùng đầu gối chọi nhau cho người nóng lên rồi lại lội ruộng đi tiếp. Như vậy là tôi bỏ qua lớp hai không học. Khi học Sư phạm trung cấp (nay gọi là Cao đẳng sư phạm) ở Kẻ Sặt, cách nhà 30 km, đi tắt qua các cánh đồng cũng phải 26 km, tôi vẫn đi bộ, (đi và về đều từ chiều tối, nửa đêm mới đến nơi), vẫn mặc quần áo nâu, đi guốc mộc hoặc đi chân đất. Hai năm tại trường, tôi nhịn ăn tất cả các buổi sáng, riêng ngày chủ nhật thì nhịn thêm bữa trưa, để lấy tiền mua sách. Tôi có thể đọc sách đến sáng. Còn thường thì không có tiền mua sách. Bà Sáu, chủ hiệu sách Kẻ Sặt, nơi tôi học sư phạm, rất thương tôi, cho tôi mượn sách, nằm đọc tại chỗ. Tôi vẫn nhớ những bữa trưa, nhà bà ăn cơm, tôi nói ăn rồi, nằm úp mặt vào tường, thèm đến chảy nước miếng khi nhà bà động mâm động bát… Những năm ra dạy học, tôi đặt mua sách ở tận các nhà xuất bản. Dường như tất cả các bài thơ và ca dao, hoặc các tin dài ngắn, tôi gửi đều được đăng báo hết, nhất là báo Đảng, báo Vùng mỏ, và tạp chí Văn nghệ ở Quảng Ninh. Chỉ in có bốn bài thơ ở Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1973, trong tập thơ chung Ca bình minh, mà sắm được cả một bộ com lê. Nhuận bút tập thơ đầu tay Đấy là tình yêu 27 bài, năm 1971, tôi mua được hai sào đất ở, trên đó có ngôi nhà ba gian, tường xây gạch, mái lợp tranh nứa. Tôi có hai câu thơ:
Biết bao giờ mới đến ngày xưa
Cờ rợp đất, tháng lương mười thúng thóc…
Cờ rợp đất, tháng lương mười thúng thóc…
31. Nguyễn Đức Tùng:
Anh hay nhắc đến cờ (cờ rợp đất); tôi cũng thấy đó là đặc điểm của thơ ca cách mạng. Nhưng mười thúng thóc có lẽ là cái mà anh muốn nói hơn.
Cũng như:
Anh hôn em mới đẹp làm sao, miệng như cái giỏ
Ngọn lưỡi là con cá nhảy ở bên trong
Ngọn lưỡi là con cá nhảy ở bên trong
Thật là mạnh mẽ mà vẫn ý nhị. Vì đằng sau cái hôn, hình như anh muốn nói một điều gì khác nữa?
Trần Nhuận Minh:
Để trả lời anh, tôi kể lại chuyện vui, cũng có thể là hy hữu, trong tuổi trẻ của tôi, khi tôi mới bước vào đời, nhưng nó nói về tôi có lẽ đầy đủ hơn cả, để anh dễ hình dung cái mạnh và cái yếu của thơ tôi sau này.
Một nhà thơ người Hải Phòng, tên là Hà Giao, sang tôi chơi và cho tôi biết đang tìm cách cứu một cô gái 18 tuổi có khả năng bị đuổi khỏi trường Sư phạm cấp I Kiến An, vì chửa hoang, mà không có cách nào. Anh bảo nó đẹp và ngoan lắm. Thế là tôi viết thư cho cô và hẹn sẽ đến thăm để cứu cô. Tên cô là Nguyễn Thị H, người làng C, huyện Vĩnh Bảo.
Tôi đạp xe đến nhà, xa đến 75 km, thấy một ngôi nhà, tường xây, nhưng mái lợp rạ, cái sân rộng đã bóc gạch ra. Bằng kinh nghiệm cá nhân, tôi đoán đây là nhà một địa chủ đã xuống thành phần. Vào nhà, thấy ông bố đang ngồi trên cái sập gỗ, dáng rất quý phái, hút thuốc lào, cái điếu cổ rất sang với cái ống xe rất dài hình con rắn, rất trang nhã, bà mẹ ngồi nhặt rau muống dưới nền nhà, nền đất, vẻ mặt kiên nhẫn, mệt mỏi và âm thầm. Tôi thưa: Cháu đến xin lỗi hai bác là đã có “quan hệ” với em H, để xảy ra cái việc làm hai bác phiền lòng. Em H chắc cũng đã thưa với hai bác rồi. Giờ cháu xin chịu trách nhiệm và sẽ lo một phần cho em. Ông bố ngẩng lên, nhìn xói vào mặt tôi, hỏi: Thế ra là anh à? Lạ nhỉ? Có thật thế không? Thật ạ. Tôi thưa. Thế thì em nó ở dưới bếp. Ông vút cái xe điếu làm tôi hơi hoảng, tưởng ông vụt mình. Tôi xuống, thấy H đang nấu cơm. Trời nóng, bếp nóng. Cô ngồi, hai đầu gối ngang tai, bụng đã hơi to, liếc ngang thấy cô mặt gầy, cằm hơi nhọn, vêu vao, gò má hơi cao, nhiều nốt tàn hương. Tôi chợt nghĩ: Thế này mà Hà Giao bảo là đẹp. Nếu mình lấy H thì cũng chán. Nhưng rồi lòng thương đã choán hết tâm hồn tôi. Tôi bảo: chiều nay, anh sẽ nhận trách nhiệm và làm các thủ tục để em không phải bị đuổi học. Sau này, em sinh con, nếu chúng ta thông cảm và thương yêu nhau, em có thể là vợ anh. H khóc. Em không biết phải cảm ơn anh như thế nào và hoàn toàn không hiểu tại sao, anh lại tự nhiên mà nhảy vào cuộc. Thôi, em xin anh, anh hãy cứu giúp em cái đận này… Còn anh lấy em làm gì. Anh còn trẻ, lại trai tơ, việc gì mà phải khổ thế… H khóc thành tiếng, đôi vai rung lên bần bật. Tôi rất thương, nhưng cũng không dám vuốt tóc hay xoa vai cô để an ủi… Tôi đến thăm cô lần thứ hai, cô đã xin nghỉ học một tháng để sinh con. Lần này tôi thấy cô dễ coi hơn. Tôi bảo có cần anh ra nói trước với trạm xá xã không? Cô bảo không cần. Tôi tặng cô một tháng lương 45 đồng và hai mét vải lụa trắng…
Khoảng hơn một tháng sau, tôi nhận được thư cô, báo tin, em đã sinh cháu gái, lấy tên anh làm đệm và đặt tên cho cháu là Minh T. Em cũng lấy tên anh đệm cho mình là Minh H. Em xin lạy anh một lạy và nói dứt khoát với anh rằng, em cấm anh, từ nay, không được đến với em nữa. Em không tiếp.
Tôi kể lại chuyện và đưa thư cho bạn bè xem. Chả có ai khen tôi cả. Họ bảo tôi: Mày có máu “Đông Ki sốt” và “hấp mẹ nó rồi”.
32. Nguyễn Đức Tùng:
Ngày xưa người ta hay gọi đùa những tính cách như thế là “quê mùa”. Chữ đó không nhất thiết là chê hay khen, vì còn tùy theo trường hợp. Nhưng các nhà thơ hiện nay hình như ít người có tính cách ấy? Mới đây, nhà thơ trẻ Nguyễn Hữu Hồng Minh có nhận xét về các nhà thơ trẻ, đại ý là họ trở nên rất hung dữ như những con chó sói đi kiếm ăn (?).
Trần Nhuận Minh:
Đối với cá nhân tôi, cứ coi là “chê” cũng vẫn đúng. Tôi vốn “quê mùa một cục” mà. Xin kể tiếp chuyện thứ hai.Đây là một kỷ niệm mà trung tá Nguyễn Văn Hiệp, nguyên chỉ huy phó về chính trị huyện đội Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đã hơn một lần nói với tôi rằng, suốt đời không bao giờ em quên được. Ấy là sau khi tốt nghiệp lớp 7, lớp cuối cấp 2 thời đó, mẹ Hiệp bảo con mời tôi bằng được đến ăn một bữa cơm với mẹ con bà. Khi dọn cơm ra trên cái dần sàng gạo (nhà không có mâm), trên dần, chỉ có một đĩa tép riu (tép rất nhỏ) rang và một bát canh rau cải, cũng nấu với tép. Tôi ngồi đầu nồi, bên kia nồi là Hiệp và trực tiếp so đũa, xới cơm, như một người con cả của gia đình. Đúng lúc ấy, một con nhái, chả biết thế nào, nhảy tõm ngay vào bát canh cải duy nhất có trên “mâm”. Mẹ Hiệp có thể nói là hoảng hốt, còn Hiệp thì ngồi đực ra không biết sẽ xử lý như thế nào. Tôi lấy môi múc canh chan luôn vào bát cơm của mình, ăn rất ngon lành, như không có điều gì xẩy ra, giải toả cho cả mẹ con Hiệp khỏi nỗi khó xử, rồi sau đó, cả mẹ và Hiệp đều chan chung bát canh…Tôi kể hai chuyện trên, không lạc đề đâu, vì với tôi, thơ đến từ đó đấy.
33. Nguyễn Đức Tùng:
Chuyện “con nhái” của anh làm tôi ngạc nhiên cảm động, mặc dù tôi sẽ không làm thế.
Tôi nghĩ rằng anh nhắc đến những kỷ niệm xưa để khẳng định văn chương phải bắt đầu từ cuộc đời, từ nỗi khổ đau và hạnh phúc có thật của mỗi con người, bé nhỏ nhưng cụ thể, từ cái ăn cái mặc trở đi. Mặt khác, gia đình anh có truyền thống văn hóa lâu dài, bền vững, đáng kính. Có lẽ đó là mảnh đất văn hóa mà trên ấy, hai nhà thơ Trần Nhuận Minh và Trần Đăng Khoa đã gieo cấy và gặt hái tài năng của mình.
Trần Nhuận Minh:
Cám ơn anh. Còn tuổi thơ của anh thì sao?
34. Nguyễn Đức Tùng:
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam, sau hiệp định chia cắt đất nước, cách cầu Hiền Lương và sông Bến Hải không xa lắm, trong khung cảnh vừa có chiến tranh vừa có hòa bình. Vùng quê của tôi là chốn bom đạn ác liệt, nhưng kỳ lạ thay, bây giờ kể lại nhiều người không hiểu hoặc thấy khó tin, ngay trong thời buổi chiến tranh ấy vẫn có không khí thanh bình.
Nguồn: Tạp chí Da Màu - Văn Chương Không Biên Giới (damau.org)
Nguồn: Tạp chí Da Màu - Văn Chương Không Biên Giới (damau.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét